Những ngành nghề kinh doanh đóng bảo hiểm tai nạn lao động mức thấp hơn theo quy định của pháp luật?

Tôi có thắc mắc liên quan tới bảo hiểm tai nạn lao động mong được hỗ trợ giải đáp. Cho tôi hỏi rằng: theo nghị định 58/2020/NĐ-CP thì loại hình Công ty TNHH một thành viên về mảng lâm nghiệp có được áp dụng "các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) được giảm tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ, BNN từ 0.5% xuống còn 0.3%" không? Mong sớm nhận được phản hồi. XIn cảm ơn.

Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể là:

(1) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:

- Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

- Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

(2) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

(3) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Tai nạn lao động

Những ngành nghề kinh doanh đóng bảo hiểm tai nạn lao động mức thấp hơn theo quy định của pháp luật?

Các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể là::

"Điều 5. Các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
2. Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
3. Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất".

Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH về ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định cụ thể là:

"Điều 8. Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
5. Thi công công trình xây dựng.
6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10. Tái chế phế liệu.
11. Vệ sinh môi trường".

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì công ty hoạt động về lâm nghiệp sẽ không áp dụng mức đóng 0,3% vì công ty hoạt động và lâm nghiệp không nằm trong những ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và không nằm trong các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về bảo hiểm tai nạn lao động. Trân trọng!

3,080 lượt xem
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động được quy định thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào