Những mẫu báo cáo tổng kết cuối năm 2024 phổ biến? Cách viết báo cáo tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ?
Những mẫu báo cáo tổng kết cuối năm 2024 phổ biến?
Những mẫu báo cáo tổng kết cuối năm 2024 phổ biến như sau:
(1) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm của doanh nghiệp
TẢI VỀ Mẫu 1
TẢI VỀ Mẫu 2
(2) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm cá nhân
(3) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ
TẢI VỀ Mẫu 1 Chi bộ thôn
TẢI VỀ Mẫu 2 Tổ dân phố
TẢI VỀ Mẫu 3 Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của chi bộ
Chú ý: Mẫu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn vị có thể sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình.
Những mẫu báo cáo tổng kết cuối năm 2024 phổ biến? Cách viết báo cáo tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? (Hình từ Internet)
Cách viết báo cáo tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ?
Khi viết Báo cáo tổng kết công tác chi bộ, cần lưu ý một số nội dung sau:
(1) Ghi rõ tên Đảng ủy cấp trên (chủ quản) của chi bộ
(2) Ghi rõ tên Chi bộ
(3) Thứ số theo văn thư lưu trữ tại Chi bộ
(4) Ghi năm thực hiện báo cáo tổng kết công tác
(5) Ghi năm đề ra các phương hướng, nhiệm vụ công tác sẽ thực hiện
(6) Phần tình hình, kết quả công tác năm: Ghi chi tiết, đầy đủ các nội dung tổng kết đã thực hiện sau một năm công tác, bao gồm:
- Công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
- Công tác xây dựng chi bộ
- Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị các tổ chức quần chúng
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết Trung ương….
- Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị
Đặc biệt là cần lưu ý, chú trọng nội dung phần “đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị”.
(7) Phần phương hướng, nhiệm vụ công tác năm tới: Chi bộ cần vạch ra, xây dựng các nội dung, hoạt động công tác tiên quyết và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các phương hướng đó.
(8) Phần đề xuất khen thưởng: Dựa theo các quy định, văn bản hướng dẫn liên quan về tiêu chuẩn khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể đã hoàn thành công tác trong năm và phải thực hiện quy trình xét khen thưởng theo đúng quy định.
Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định:
- Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
- Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.
- Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.
- Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.
- Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:
+ Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
+ Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
+ Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
- Cách bình chọn Làn Sóng Xanh 2024 Lansongxanh 1vote vn như thế nào? Xem bảng xếp hạng làn sóng xanh ở đâu?
- Phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT về các biểu mẫu báo cáo? Tải phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT ở đâu?
- Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ tại Thông tư 22?
- Từ 1/1/2025, nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông là gì? Lực lượng khác trong Công an nhân dân có nhiệm vụ ra sao?