Những loại xe máy xếp dỡ nào trong Bộ Quốc Phòng phải thực hiện kiểm định? Nội dung kiểm định đối với các loại xe này gồm những gì?
Những loại xe máy xếp dỡ nào trong Bộ Quốc Phòng phải thực hiện kiểm định?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục IV kèm theo Thông tư 103/2021/TT-BQP quy định như sau:
Xe máy xếp dỡ
1. Máy xúc:
a) Máy xúc bánh lốp;
b) Máy xúc bánh hỗn hợp;
c) Máy xúc ủi.
2. Các loại xe máy nâng hàng.
3. Máy kéo bánh lốp.
4. Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi).
5. Các loại xe máy xếp dỡ khác.
Như vậy, những loại xe máy xếp dở trong Bộ Quốc Phòng phải thực hiện kiểm định là:
- Máy xúc:
- Các loại xe máy nâng hàng.
- Máy kéo bánh lốp.
- Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi).
- Các loại xe máy xếp dỡ khác.
Xe máy chuyên dùng (Hình từ Internet)
Kiểm định xe máy xếp dỡ trong Bộ Quốc Phòng sẽ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Phụ lục I kèm theo Thông tư 103/2021/TT-BQP thì nội dung kiểm định xe máy xếp dỡ trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Kiểm tra tổng quát
+ Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung: Đúng với hồ sơ kỹ thuật.
+ Các thông số nhận dạng;
+ Động cơ và các cụm liên quan;
+ Thân vỏ, buồng lái;
+ Khung và sàn bệ chính;
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn;
- Hệ thống lái
+ Lái bằng vô lăng;
+ Lái bằng cần lái;
- Hệ thống di chuyển
+ Hệ truyền lực di chuyển: Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển: Đúng với hồ sơ kỹ thuật và hoạt động bình thường, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;
+ Bánh xe;
+ Chắn bùn: Đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn không bị thủng rách.
- Hệ thống điều khiển
+ Cần điều khiển thiết bị công tác;
+ Đồng hồ hiển thị: Các loại thiết bị chỉ thị, hiển thị đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, hoạt động bình thường.
- Hệ thống truyền động
+ Truyền động cơ khí;
+ Truyền động thủy lực;
+ Tất cả các bộ phận của hệ thống truyền động đều phải được định vị đúng vị trí và đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
- Hệ thống phanh
+ Dầu phanh hoặc khí nén không được rò rỉ;
+ Đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén không bị bẹp, nứt và phải được định vị chắc chắn;
+ Các cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động bình thường và còn hiệu lực;
+ Hành trình tự do bàn đạp phanh phải đúng với quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Bình chứa khí nén phải định vị đúng vị trí và được kẹp chặt. Van an toàn phải hoạt động ở trị số quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Lực điều khiển cơ cấu phanh phải đúng tiêu chuẩn quy định và không vượt quá trị số quy định trong hồ sơ kĩ thuật;
+ Thử phanh;
- Hệ thống công tác
+ Các bộ phận, thiết bị công tác (gầu xúc, lưỡi ủi, lưỡi gạt...) phải đầy đủ, lắp chặt, đúng vị trí, đảm bảo chắc chắn khi di chuyển;
+ Phải đảm bảo các tính năng công tác theo các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Các bộ phận của hệ thống phải có đầy đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Kết cấu của hệ thống không bị rạn nứt, cong, vềnh.
- Hệ thống điện, chiếu sáng và tín hiệu
+ Máy phát điện, ắc quy: Phải đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, hoạt động tốt; các thông số theo đúng hồ sơ kỹ thuật;
+ Đèn chiếu sáng;
+ Đèn tín hiệu;
+ Còi điện: Âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
- Môi trường
+ Khí thải;
+ Tiếng ồn.
Các xe máy xếp dỡ trong Bộ Quốc phòng thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được kiểm định ở đâu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 6 Thông tư 103/2021/TT-BQP quy định như sau:
Phân cấp kiểm định
1. Khu vực Hà Nội: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 01 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 02 Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
2. Khu vực Việt Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 05 Quân khu 1.
3. Khu vực Tây Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 06 Quân khu 2.
4. Khu vực Đông Bắc - Duyên hải phía Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 07 Quân khu 3.
5. Khu vực Nam Quân khu 3 - Bắc Quân khu 4: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 09 Quân đoàn 1.
6. Khu vực Bắc Trung Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 10 Quân khu 4.
7. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 11 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 12 Quân khu 5; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 13 Quân đoàn 3; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 14 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.
8. Khu vực miền Đông Nam Bộ: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 17 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 16 Quân khu 7.
9. Khu vực miền Tây Nam Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 19 Quân khu 9.
10. Xe máy chuyên dùng của Binh chủng Công binh: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 20 Binh chủng Công binh.
Như vậy, các xe máy xếp dỡ trong Bộ Quốc phòng thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được kiểm định ở Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 11 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 12 Quân khu 5; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 13 Quân đoàn 3; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 14 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?