Những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đơn vị tiền tệ nào?

Cho tôi hỏi các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào? Những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đơn vị tiền tệ nào? Câu hỏi của chị N.T.H.Q từ Đồng Tháp.

Những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đơn vị tiền tệ nào?

Các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:

Quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2. Toàn bộ các khoản thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.
3. Các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam.

Trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

Những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đơn vị tiền tệ nào?

Những khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đơn vị tiền tệ nào? (Hình từ Internet)

Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào?

Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại Điều 18 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:

Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
1.1. Thu hoạt động tài chính: là khoản thu được trích một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1.2. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:
a) Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
b) Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.
1.3. Thu hoạt động khác:
a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
b) Thu cho thuê tài sản;
c) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hạch toán thu
Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu. Riêng đối với khoản thu hoạt động tài chính:
...

Như vậy, theo quy định, các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

(1) Thu hoạt động tài chính;

(2) Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:

- Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

- Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.

(3) Thu hoạt động khác:

- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;

- Thu cho thuê tài sản;

- Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi cho cán bộ nhân viên của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào?

Các khoản chi cho cán bộ nhân viên của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:

Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
...
1.7. Chi cho cán bộ, nhân viên:
a) Chi phí tiền lương, thù lao của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;
đ) Chi trang phục giao dịch bằng tiền, bằng hiện vật; mức chi tối đa không quá mức chi trang phục giao dịch bằng tiền theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
e) Chi bảo hộ lao động theo quy định;
g) Chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
h) Chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định;
i) Chi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm;
k) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định;
l) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
...

Như vậy, theo quy định, các khoản chi cho cán bộ nhân viên của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

(1) Chi phí tiền lương, thù lao của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(2) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(3) Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

(4) Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;

(5) Chi trang phục giao dịch bằng tiền, bằng hiện vật;

(6) Chi bảo hộ lao động theo quy định;

(7) Chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

(8) Chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định;

(9) Chi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm;

(10) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định;

(11) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ không bảo hiểm cho loại tiền gửi nào? Thời điểm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sử dụng nguồn lực tài chính từ đâu? Nguyên tắc quản lý tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải công bố thông tin việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trên phương tiện thông tin đại chúng đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai thành lập? Tên giao dịch quốc tế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gì?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không?
Pháp luật
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu? Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm các khoản nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
565 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào