Những khiếu nại nào về thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam là bao lâu?
Những khiếu nại nào về thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết như sau:
Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết bao gồm:
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại đã hết.
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
- Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
- Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Ai có quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ vào Điều 46 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều hành tổ chức tín dụng là ai? Người điều hành tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì?
- Thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không? Nhà vợ thách cưới quá cao có bị xử phạt tiền không?
- 03 trường hợp Cảnh sát cơ động được kiểm tra người theo quy định? Có được sử dụng biện pháp vũ trang khi đi tuần tra, kiểm soát?
- Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi có bị vi phạm pháp luật không?
- 05 Nguyên tắc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân thủ là gì? Phương tiện công bố thông tin là gì?