Những đối tượng nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm giám định tư pháp trong những hoạt động nào?
Theo Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm giám định tư pháp về:
1. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
2. Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;
3. Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
4. Bảo hiểm tiền gửi;
5. Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm giám định tư pháp về:
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
- Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;
- Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
- Bảo hiểm tiền gửi;
- Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; thành lập Hội đồng giám định như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; thành lập Hội đồng giám định
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
b) Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
c) Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc đối với người giám định tư pháp theo vụ việc của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Thành lập Hội đồng giám định.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc tại đơn vị mình.
Theo đó, thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Những đối tượng nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành tài chính - ngân hàng; kế toán; kinh tế; luật; công nghệ thông tin, mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật in và công nghệ hóa học do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;
c) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực mà người đó được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Theo đó, những đối tượng thuộc khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp, cu thể như sau:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?