Những đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo? Mức hưởng chế độ phụ cấp được quy định thế nào?
Những đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo?
Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 25/2012/QĐ-TTg như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo; chế độ phụ cấp đặc thù đi biển trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo quy định tại Quyết định này.
Như vậy, theo quy định, các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo bao gồm:
(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam,
(2) Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam,
(3) Công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Những đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo?
Mức hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo được quy định thế nào?
Mức hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 25/2012/QĐ-TTg như sau:
Các chế độ ưu đãi
1. Phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này, hàng tháng được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo tính theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế công tác ở đảo xa. Cụ thể như sau:
a) Làm nhiệm vụ ở các đảo xa thuộc các vùng biển Việt Nam:
- Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm, mức hưởng là 0,2;
- Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm, mức hưởng là 0,3;
- Từ đủ 15 năm trở lên, mức hưởng là 0,4.
b) Làm nhiệm vụ từ đủ 5 năm trở lên ở các đảo gần bờ, bao gồm các đảo: Cái Bầu, Đình Vũ, Cồn Đen, Cồn Lục, Cồn Vành, Đảo Ne, Đảo Ngư, Đảo Sơn Dương, Hòn La, Hòn Tre và Bình Ba được hưởng mức 0,1.
c) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo đối với các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Điều này là tổng thời gian công tác thực tế ở các đảo, nếu có gián đoạn thì được cộng dồn.
2. Phụ cấp đặc thù đi biển
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này, trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển với mức 150.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.
Như vậy, mức hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với người làm nhiệm vụ ở các đảo xa thuộc các vùng biển Việt Nam:
- Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm, mức hưởng là 0,2;
- Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm, mức hưởng là 0,3;
- Từ đủ 15 năm trở lên, mức hưởng là 0,4.
(2) Đối với người làm nhiệm vụ từ đủ 5 năm trở lên ở các đảo gần bờ, bao gồm các đảo: Cái Bầu, Đình Vũ, Cồn Đen, Cồn Lục, Cồn Vành, Đảo Ne, Đảo Ngư, Đảo Sơn Dương, Hòn La, Hòn Tre và Bình Ba được hưởng mức 0,1.
Không tính hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo trong các khoảng thời gian nào?
Các khoảng thời gian không tính hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 96/2012/TT-BQP như sau:
Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo
...
3. Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo chỉ thực hiện đối với đối tượng đang công tác ở các đảo theo quy định. Trường hợp có Quyết định nghỉ chuẩn bị hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc được điều động đi đơn vị khác, không đóng quân tại các đảo thì thôi hưởng phụ cấp lâu năm ở hải đảo từ tháng tiếp theo. Không tính hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo trong các khoảng thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở hải đảo từ 01 (một) tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 (một) tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ.
Ví dụ 5: Đồng chí Nguyễn Văn N, công chức quốc phòng, thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có thời gian công tác ở các đảo xa là 12 năm, đang hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo theo mức hệ số 0,3. Tháng 10 năm 2012 được điều động vào đất liền công tác. Theo quy định, kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2012 đồng chí N thôi hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo theo mức hệ số 0,3.
Như vậy, theo quy định, không tính hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo trong các khoảng thời gian sau:
(1) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở hải đảo từ 01 (một) tháng trở lên;
(2) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 (một) tháng trở lên;
(3) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(4) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?