Những đối tượng nào được đến viếng trong Lễ Quốc tang? Người nào đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang?

Những đối tượng nào được đến viếng trong Lễ Quốc tang? Những người nào đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang? Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu người từ trần trong Lễ Quốc tang theo quy định như thế nào?

Những đối tượng nào được đến viếng trong Lễ Quốc tang?

>>> Xem thêm: Lễ Quốc tang cấm những gì?

>>> Xem thêm: Người dân có được viếng Quốc tang không?

>>> Xem thêm: Người dân có thể theo dõi Lễ Quốc tang bằng cách nào?

Lễ Quốc tang là một nghi lễ quan trọng của quốc gia để tưởng niệm và tôn vinh những người đã có công lao đặc biệt hoặc những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Lễ viếng
1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
3. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
4. Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

Như vậy, đối tượng được tham dự Lễ viếng trong Lễ Quốc tang gồm có:

(1) Các đoàn đại biểu nước ngoài,

(2) Các cơ quan đại diện ngoại giao,

(3) Các cơ quan lãnh sự,

(4) Các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam,

(5) Các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

Bên cạnh đó, tại Điều 15 Nghị định 105/2012/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài cũng có thể đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam.

Theo Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP Lễ Quốc tang Việt Nam kéo dài trong 02 (hai) ngày và trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ.

Cờ rủ có dải băng tang: Có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

Đặc biệt, không được tổ chức bất kỳ hình thức giải trí, hoạt động vui chơi công cộng nào.

Thông tin về nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng được quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:

(1) Nơi tổ chức Lễ Quốc tang:

- Nhà tang lễ Quốc gia: Số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội);

- Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).

Lưu ý: Hiện tại Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã dừng hoạt động.

Xem thêm tại Kế hoạch 5063/KH-UBND năm 2020 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

>>>Xem chi tiết thông tin tại đây Tải

(2) Nơi an táng:

- Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội;

- Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh;

- Theo nguyện vọng của gia đình có thể là hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hoặc nghĩa trang địa phương khác.

Lễ Quốc tang Việt Nam kéo dài bao nhiêu ngày? Những người nào đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang?

Lễ Quốc tang Việt Nam kéo dài bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Những người nào đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2012/NĐ-CP về một số quy định khác của Lễ đưa tang như sau:

Một số quy định khác
1. Lễ viếng tổ chức tại nhà tang lễ, Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện cùng trong một ngày (trừ Lễ Quốc tang).
2. Trường hợp tổ chức Lễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là đối với người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu được để không quá 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng.
3. Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
4. Không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mã tại nơi an táng.
5. Chỉ các thành viên Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng 07 cm) trên cánh tay trái.

Theo đó, băng tang đen có chiều rộng 07cm, được đeo trên cánh tay trái và chỉ các thành viên Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang.

Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu người từ trần trong Lễ Quốc tang theo quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Nghị định 105/2012/NĐ-CP thì việc trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu người từ trần trong Lễ Quốc tang như sau:

(1) Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó treo Quốc kỳ có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”.

(2) Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài, có lư hương và gối Huân chương.

(3) Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.

(4) Ban Tổ chức Lễ tang phân công các thành viên trong Ban Tổ chức Lễ tang đứng túc trực khi các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.

(4) Trong quá trình tiến hành Lễ viếng và Lễ truy điệu có:

- 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng cửa phòng Lễ tang;

- 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục đứng túc trực 4 góc cạnh linh cữu;

- 06 (sáu) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu;

- Đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.

Lễ Quốc tang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian treo cờ rủ lễ Quốc tang Tổng bí thư? Hướng dẫn treo cờ rủ lễ Quốc tang Tổng Bí thư?
Pháp luật
Hướng dẫn gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử của VNeID?
Pháp luật
Những đối tượng nào được đến viếng trong Lễ Quốc tang? Người nào đeo băng tang đen trong Lễ Quốc tang?
Pháp luật
Trực tiếp lễ Quốc tang Tổng Bí thư tại kênh nào? Xem trực tiếp lễ viếng Tổng Bí thư ở đâu?
Pháp luật
TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Pháp luật
Treo cờ rủ sai cách trong ngày Quốc tang sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Cách treo cờ rủ đúng trong ngày Quốc tang?
Pháp luật
Lễ Quốc tang cấm những gì? Nhạc quốc tang là bài nào? Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tổ chức lễ Quốc tang Tổng Bí thư chính thức? Treo cờ rủ ngày Quốc tang từ ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Cờ rủ là gì? Ai phải treo cờ rủ quốc tang Tổng Bí thư? Treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư từ ngày nào?
Pháp luật
Nhạc quốc tang trong lễ viếng Tổng Bí thư là bài nào? Quy định trang phục khi tham gia lễ viếng Tổng Bí thư tại TPHCM ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Quốc tang
9,925 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Quốc tang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Lễ Quốc tang
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào