Những doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định pháp luật hiện nay?
- Những doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định pháp luật hiện nay?
- Các doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ có được thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán không?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp không được tham gia kiểm toán các hoạt động nào?
Những doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP thì các doanh nghiệp sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
(1) Công ty niêm yết;
(2) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(3) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Các doanh nghiệp không thuộc quy định nêu trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Những doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Các doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ có được thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán không?
Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán được quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp
1. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
a) Công ty niêm yết;
b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. Các doanh nghiệp không quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
3. Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ thì phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp không được tham gia kiểm toán các hoạt động nào?
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
...
3. Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:
a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của mình;
c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
d) Đơn vị phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;
đ) Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán;
e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan
Như vậy, theo quy định, người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?