Những dấu hiệu nhận biết phim chiếu rạp 18+ không dành cho trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý khi xem phim tại rạp chiếu phim?
Những dấu hiệu nhận biết phim chiếu rạp 18+ không dành cho trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý khi xem phim tại rạp chiếu phim?
Xem thêm: Thành viên các group xin link 18+ trên mạng xã hội bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng?
Phim chiếu rạp 18+ được hiểu là những bộ phim chiếu rạp dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định phân loại phim tại khoản 1 Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 và Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể gồm các loại sau:
- Loại P: phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi.
- Loại K: được phổ biến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Loại T13 (13+): phim được phổ biến và phù hợp với người xem từ đủ 13 tuổi trở lên.
- Loại T16 (16+): phim được phổ biến và phù hợp với người xem từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Loại T18 (18+): phim được phổ biến và phù hợp với người xem từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Loại C: phim không được phép phổ biến.
Và theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Những dấu hiệu nhận biết phim chiếu rạp 18+ không dành cho trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý được quy định tại theo Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL về việc thực hiện hiển thị mức phân loại phim và cảnh báo:
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
1. Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim
a) Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P;
b) Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
...
2. Nguyên tắc thực hiện cảnh báo
...
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
...
Theo đó, cha mẹ có thể nhận biết phim chiếu rạp 18+ không dành cho trẻ em thông qua hiển thị mức phân loại phim T18 (18+) bằng các hình thức: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp hoặc các hình thức khác.
Ngoài ra, phim sẽ được hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói với nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL trước khi bắt đầu phổ biến phim để người xem nhận biết phim chiếu rạp 18+. Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
Những dấu hiệu nhận biết phim chiếu rạp 18+ không dành cho trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý khi xem phim tại rạp chiếu phim? (Hình từ Internet)
07 Tiêu chí phân loại phim chiếu rạp theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, phim chiếu rạp sẽ được phân loại dựa theo 07 tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí về chủ đề, nội dung;
(2) Tiêu chí về bạo lực;
(3) Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;
(4) Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
(5) Tiêu chí về kinh dị;
(6) Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;
(7) Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Các nội dung tiêu chí phân loại phim cụ thể đối với phim chiếu rạp 18+ là gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định các nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL.
Như vậy, 07 nội dung tiêu chí phân loại phim cụ thể đối với phim chiếu rạp 18+ được quy định tại Mục II Phụ lục Tiêu chí phân loại phim gồm:
(1) Chủ đề, nội dung:
- Nội dung phim đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung phim;
- Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em có thể miêu tả ở mức độ mạnh, miêu tả chi tiết, tác động đến người xem ở mức độ mạnh nhưng không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;
- Đối với các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài hiện thực về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ trung bình.
(2) Bạo lực:
- Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại phim;
- Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung phim.
(3) Khỏa thân, tình dục:
- Có thể có hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người được miêu tả ở mức độ trung bình, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung phim nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân, không kích động tình dục;
- Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ các trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim, không có thời lượng kéo dài và không khai thác sâu.
(4) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện:
- Như mức phân loại T16;
- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi sai trái đó và kết quả, những nhân vật thực hiện hành động này phải bị trừng phạt, loại trừ.
(5) Kinh dị:
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người xem.
(6) Ngôn ngữ thô tục:
- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với phim được phân loại ở mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục;
- Đối với phim đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.
(7) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước:
- Khi nội dung phim chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn;
- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ trung bình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?