Những công nghệ cao nào được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác? Ứng dụng công nghệ cao nào được ưu tiên trên vùng đất cát ven biển?
Những công nghệ cao nào được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác theo quy định?
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 giải thích về canh tác như sau:
Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác như sau:
Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác
1. Công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
a) Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
b) Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
c) Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
d) Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
đ) Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
...
Như vậy, theo quy định trên, những công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
- Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
- Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
- Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
- Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
- Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác (Hình từ Internet)
Những ứng dụng công nghệ cao nào được ưu tiên trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác như sau:
Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác
...
2. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
3. Công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
Theo quy định trên, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 là công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất và công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
Công nghệ cao sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
Những cá nhân canh tác ứng dụng công nghệ cao có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân canh tác
1. Tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.
2. Được hưởng chính sách của Nhà nước quy định tại Điều 4 của Luật này và chính sách khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Được hỗ trợ để khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Chính phủ.
4. Được cung cấp, chia sẻ thông tin về chính sách, pháp luật, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thị trường sản phẩm cây trồng; đào tạo, tập huấn về hoạt động trồng trọt.
5. Được đăng ký cấp mã số vùng trồng.
6. Được thông báo, cảnh báo về tình hình khí hậu, môi trường, dịch bệnh và thiên tai.
7. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân canh tác được quy định tại Điều 74 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân canh tác
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm cây trồng do mình sản xuất; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật có ích, cơ sở hạ tầng. Sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác được phép lưu hành theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất vật tư nông nghiệp.
3. Áp dụng quy trình sản xuất phù hợp để ổn định và cải thiện độ phì của đất; hạn chế ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại.
4. Chủ động ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống sinh vật gây hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi xảy ra ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch hại.
5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
6. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cá nhân canh tác ứng dụng công nghệ cao được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025 lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ cần lưu ý gì? Trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ?
- Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng dự án đầu tư công trình năng lượng một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ?
- Mẫu Kế hoạch công tác hàng tháng dành cho chi bộ là mẫu nào? Tải về mẫu Kế hoạch công tác hàng tháng dành cho chi bộ?
- Mẫu Biên bản Họp xét chi thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Cách ghi Mẫu Biên bản Họp xét chi thưởng đột xuất theo Nghị định 73?