Những chức năng “quan trọng” của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong bộ máy hành chính là gì?
Chức năng đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương ra sao?
Căn cứ Điều 51 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Như vậy, bạn có thể thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ, đình chỉ các văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… khi trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi bỏ văn bản tại kỳ họp đó.
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Chức năng giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội như thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.”
Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước thì bạn thấy rằng ngoài chức năng trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có chức năng được quyền tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn giám sát việc thi hành Hiến pháp. Luật hay là nghị quyết, pháp lệnh, giám sát hoạt động của Chính Phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Chức năng chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội ra sao?
Căn cứ Điều 52 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các báo cáo, dự án khác, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định; phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nội dung thuộc chương trình giám sát của Quốc hội và những nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát một số vấn đề trong chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình, kế hoạch hoạt động và việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Hội đồng, Ủy ban.
3. Điều phối các hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội diễn ra tại cùng một địa bàn hoặc đối với cùng một cơ quan, tổ chức.
4. Xem xét và trả lời kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
5. Khi cần thiết, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.”
Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước bạn thấy rằng chức năng chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội cũng hết sức quan trọng trong bộ máy hành chính. Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn về vấn đề của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?