Những chủ thể nào có quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối theo quy định? Việc kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối được quy định như thế nào?
Những chủ thể nào có quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối theo quy định?
Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối hoặc Đơn vị phân phối điện khác vào lưới điện phân phối theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT.
Căn cứ theo Điều 46 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối như sau:
Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
1. Đơn vị phân phối điện có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của khách hàng tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị phân phối điện tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
3. Đơn vị phân phối điện, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó, đơn vị phân phối điện có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của khách hàng tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị phân phối điện tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
Điểm đấu nối (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 49 Thông tư 39/2015/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 7, khoản 8 Điều 3 Thông tư 39/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối để chạy thử, nghiệm thu như sau:
Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối để chạy thử, nghiệm thu
1. Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm thoả thuận với Đơn vị phân phối điện ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối.
2. Trường hợp Đơn vị phân phối điện thông báo điểm đấu nối hoặc trang thiết bị liên quan tại điểm đấu nối của khách hàng chưa đủ điều kiện đóng điện thì khách hàng đề nghị đấu nối phải hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trang thiết bị theo yêu cầu và thoả thuận lại với Đơn vị phân phối điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau.
3. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thỏa thuận với Khách hàng có nhu cầu đấu nối về trình tự kiểm tra hồ sơ, biên bản nghiệm thu và thực tế lắp đặt trang thiết bị theo Thỏa thuận đấu nối.
4. Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển (nếu có) phải ký với khách hàng đề nghị đấu nối Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối.
Theo đó, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm thoả thuận với Đơn vị phân phối điện ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối.
Việc kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối được quy định cụ thể nêu trên.
Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển (nếu có) phải ký với khách hàng đề nghị đấu nối Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối.
Trước đây, quy định về kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối tại Điều 49 Thông tư 39/2015/TT-BCT như sau:
Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
1. Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm thoả thuận với Đơn vị phân phối điện ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối.
2. Trường hợp Đơn vị phân phối điện thông báo điểm đấu nối hoặc trang thiết bị liên quan tại điểm đấu nối của khách hàng chưa đủ điều kiện đóng điện thì khách hàng đề nghị đấu nối phải hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trang thiết bị theo yêu cầu và thoả thuận lại với Đơn vị phân phối điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau.
3. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển thống nhất với khách hàng về trình tự kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối.
4. Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển (nếu có) phải ký với khách hàng đề nghị đấu nối Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối.
Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm gửi Đơn vị phân phối điện những tài liệu gì sau khi có Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Thông tư 39/2015/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 9, khoản 10 Điều 3 Thông tư 39/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) như sau:
Đóng điện điểm đấu nối để chạy thử nghiệm thu
1. Sau khi có Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm gửi Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký đóng điện điểm đấu nối kèm theo các tài liệu sau:
a) Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật:
- Văn bản xác nhận và cam kết của Khách hàng có nhu cầu đấu nối khẳng định các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã được thử nghiệm, kiểm tra đáp ứng các yêu cầu vận hành, yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối và tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật;
- Bản sao Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối khẳng định đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Thỏa thuận đấu nối;
- Hệ thống đo đếm đã được hoàn thiện, đã chốt chỉ số công tơ giao nhận điện năng;
- Hợp đồng mua bán điện đã ký hoặc thoả thuận về mua bán, giao nhận điện;
b) Các tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về điều độ, vận hành:
- Thiết bị nhất thứ đã được đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành;
- Hệ thống bảo vệ rơ le đã được chỉnh định đúng theo các yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Nhân viên vận hành đã được đào tạo, kiểm tra, cấp Chứng nhận vận hành và công nhận chức danh theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;
- Phương tiện thông tin điều độ (Kênh trực thông, điện thoại, fax) hoạt động tốt;
- Hoàn thiện kết nối thông tin, tín hiệu đầy đủ với hệ thống SCADA, hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển (nếu có).
...
Theo đó, sau khi có Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm gửi Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký đóng điện điểm đấu nối kèm theo các tài liệu cụ thể nêu trên.
Trước đây, quy định đóng điện điểm đấu nối tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 39/2015/TT-BCT như sau:
Đóng điện điểm đấu nối
1. Sau khi có Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm gửi Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký đóng điện điểm đấu nối kèm theo các tài liệu sau:
a) Các tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về pháp lý và kỹ thuật:
- Các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã được thí nghiệm và kiểm tra đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối;
- Hệ thống đo đếm đã được hoàn thiện, đã chốt chỉ số công tơ giao nhận điện năng;
- Đã ký kết hợp đồng mua bán điện (nếu có);
- Hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về lĩnh vực xây dựng.
b) Các tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về điều độ, vận hành:
- Thiết bị nhất thứ đã được đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành;
- Hệ thống bảo vệ rơ le đã được chỉnh định đúng theo các yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Nhân viên vận hành đã được đào tạo, kiểm tra, cấp Chứng nhận vận hành và công nhận chức danh theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;
- Phương tiện thông tin điều độ (Kênh trực thông, điện thoại, fax) hoạt động tốt;
- Hoàn thiện kết nối thông tin, tín hiệu đầy đủ với hệ thống SCADA, hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đóng điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Đơn vị phân phối điện thông báo cho khách hàng đề nghị đấu nối về thời gian và phương thức đóng điện điểm đấu nối.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thực hiện đóng điện điểm đấu nối theo phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?