Những ai thuộc cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp Căn cước công dân?
Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan thuộc Công an nhân dân đúng không?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về Cơ quan quản lý căn cước công dân như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
3. Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân, được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
6. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của bộ, ngành được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa và trao đổi thông tin số về dân cư và căn cước công dân, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
8. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Như vậy, Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan thuộc Công an nhân dân.
Những ai thuộc cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp Căn cước công dân? (hình từ internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân
1. Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
2. Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
3. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
4. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
5. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này thì cơ quan quản lý căn cước công dân có các trách nhiệm sau:
- Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
- Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
- Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
- Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Những ai thuộc cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp Căn cước công dân?
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 27 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an là người có thẩm quyền cấp Căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?