Những ai tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước?
- Khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ra xét xử, ai là người tham gia tố tụng tại Tòa án?
- Những ai tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước?
- Tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, các đơn vị có trách nhiệm như thế nào?
Khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ra xét xử, ai là người tham gia tố tụng tại Tòa án?
Khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ra xét xử, người tham gia tố tụng tại Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 24 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tham gia tố tụng của Kiểm toán nhà nước
1. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của người khởi kiện theo quy định của pháp luật, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
2. Kiểm toán nhà nước cử người đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước ra xét xử thì người đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án là người được Kiểm toán nhà nước cử theo quy định của pháp luật.
Trước đây, nội dung này được quy định theo khoản 2 Điều 39 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tham gia tố tụng của Kiểm toán nhà nước
1. Khi nhận được thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án, Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc chuyển hồ sơ vụ việc đến Tòa án và việc tham mưu văn bản nêu ý kiến của Kiểm toán nhà nước về việc khởi kiện của người khởi kiện và nêu ý kiến về các tài liệu chứng cứ do cơ quan, đơn vị cung cấp theo yêu cầu của Tòa án.
2. Khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án ra xét xử, Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được ủy quyền đại diện cho Kiểm toán nhà nước tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định.
...
Theo quy định trên, khi nhận được quyết định của Tòa án về việc đưa vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ra xét xử, Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được ủy quyền đại diện cho Kiểm toán nhà nước tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định.
Tham gia tố tụng của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Những ai tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước?
Những người tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 24 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tham gia tố tụng của Kiểm toán nhà nước
...
3. Thành phần tham dự các phiên Tòa, gồm:
a) Đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện;
b) Đại diện lãnh đạo Vụ Tổng hợp;
c) Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế;
d) Đại diện lãnh đạo Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
đ) Đại diện lãnh đạo đơn vị, cá nhân khác được cử tham dự.
...
Như vậy, những người tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước gồm:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện;
- Đại diện lãnh đạo Vụ Tổng hợp;
- Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế;
- Đại diện lãnh đạo Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị, cá nhân khác được cử tham dự.
Trước đây, những người tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước được quy định tại theo khoản 3 Điều 39 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Tham gia tố tụng của Kiểm toán nhà nước
...
3. Đơn vị, cá nhân tham dự các phiên Tòa, gồm:
a) Đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì kiểm toán liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện;
b) Đại diện Vụ Tổng hợp;
c) Đại diện Vụ Pháp chế;
d) Đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
đ) Đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện; đơn vị, cá nhân khác được cử tham dự.
4. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước tham gia tố tụng với tư cách người bị kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Như vậy, đơn vị, cá nhân tham dự các phiên Tòa khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, gồm:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì kiểm toán liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện;
- Đại diện Vụ Tổng hợp;
- Đại diện Vụ Pháp chế;
- Đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp đến vụ việc bị khởi kiện; đơn vị, cá nhân khác được cử tham dự.
Quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước tham gia tố tụng với tư cách người bị kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, các đơn vị có trách nhiệm như thế nào?
Tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, các đơn vị có trách nhiệm được quy định tại Điều 25 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
1. Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
a) Chuẩn bị nội dung liên quan, hồ sơ vụ việc;
b) Thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu;
c) Tham mưu và xử lý kết quả trưng cầu giám định chuyên môn (nếu có);
d) Tham gia đối thoại, tranh tụng;
đ) Tham mưu việc kháng cáo (nếu cần thiết);
e) Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước giải quyết lại vụ việc và điều chỉnh báo cáo kiểm toán, quyết định xử phạt, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán, quyết định xử phạt đã điều chỉnh cho người khởi kiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
2. Vụ Tổng hợp có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước về:
- Các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước, đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Tổng Kiểm toán nhà nước trong hoạt động khởi kiện;
- Xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật gây ra;
- Quản lý, thực hiện về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước, các vấn đề liên quan khác trong hoạt động tố tụng của Tòa án.
b) Phối hợp với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tùy từng vụ việc cụ thể, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, đơn vị, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm tham mưu theo yêu cầu tại khoản 1 Điều này.
Trước đây, tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, các đơn vị có trách nhiệm được quy định tại theo Điều 40 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án
1. Đơn vị chủ trì kiểm toán chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm tham mưu các công việc sau đây:
a) Chuẩn bị nội dung liên quan đến vụ việc;
b) Thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu;
c) Tham mưu và xử lý kết quả trưng cầu giám định chuyên môn (nếu có);
d) Tham gia đối thoại, tranh tụng, phát biểu khi tranh luận và đối đáp;
đ) Tham mưu việc kháng cáo (nếu cần thiết);
e) Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại của Kiểm toán nhà nước thì trong thời hạn quy định đơn vị chủ trì kiểm toán có trách nhiệm tham mưu giải quyết lại vụ việc và điều chỉnh kết quả kiểm toán, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán đã điều chỉnh cho người khởi kiện;
g) Tham gia vụ án dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự trong trường hợp vụ án hành chính tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết riêng.
2. Vụ Tổng hợp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm toán và các đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện các trách nhiệm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này để tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền là đại diện của Kiểm toán nhà nước tham gia tố tụng theo quy định.
3. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước các công việc sau đây:
a) Các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng Kiểm toán nhà nước, đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Tổng Kiểm toán nhà nước trong hoạt động khởi kiện;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật gây ra;
d) Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý, thực hiện về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu về quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước, các vấn đề liên quan khác trong hoạt động tố tụng từ khi khởi kiện, thụ lý, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
4. Tùy từng vụ việc cụ thể, Vụ Chế độ và Kiếm soát chất lượng kiểm toán, đơn vị, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm tham mưu theo yêu cầu tại khoản 1 Điều 40 Quy định này.
Như vậy, trách nhiệm của các đơn vị tham gia trong hoạt động khởi kiện vụ án khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi màu sắc của nền biển số xe có bị pháp luật cấm? Từ năm 2025, thay đổi màu sắc của nền biển số xe bị phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt xe ô tô quá hạn đăng kiểm năm 2025 là bao nhiêu? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung?
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?