Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện như thế nào?

Tôi có thắc mắc nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện trả cho những người sáng tạo ra phim truyện theo tỷ lệ phần trăm như thế nào? Mức nhuận bút cao nhất được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện là bao nhiêu? Trên đây là thắc mắc của anh Hùng tại Hà Nội.

Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện như thế nào?

Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP giải thích.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh như sau:

Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau:
Phim truyện

Theo quy định trên, nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt theo bảng cụ thể trên.

Nhuận bút

Trả nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện (Hình từ Internet)

Việc trả nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao như sau:

Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nhuận bút được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm là phim truyện do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.

Mức nhuận bút được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.

Việc phân chia nhuận bút giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.

Trường hợp tác phẩm phim truyện gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.

Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Mức nhuận bút cao nhất được trả cho những người sáng tạo tác phẩm điện ảnh là phim truyện là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh
...
4. Trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút, thù lao cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút, thù lao của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Theo đó, trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tác phẩm điện ảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phim có phải tác phẩm điện ảnh không? Tổ chức đầu tư tài chính để sản xuất tác phẩm điện ảnh có được quyền đặt tên cho tác phẩm điện ảnh đó không?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh dành cho trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá ca ngợi tổ chức thành công từ sản xuất kinh doanh thuốc lá thì có được không?
Pháp luật
Quyền nhân thân đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm những quyền nào? Có được bảo hộ vô thời hạn không?
Pháp luật
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
Pháp luật
Đối tượng nào được phép nhập khẩu tác phẩm điện ảnh vào Việt Nam? Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Pháp luật
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy định mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Việc lập Hội nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm điện ảnh
1,025 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tác phẩm điện ảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào