Nhu yếu phẩm là gì? Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào?

Tôi có câu hỏi là nhu yếu phẩm là gì? Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Nhu yếu phẩm là gì?

Nhu yếu phẩm là cụm từ người dân sử dụng thường xuyên trong hàng ngày dùng để nói về những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống. Theo đó nhu yếu phẩm là sự kết hợp của 3 cụm từ: nhu là nhu cầu, yếu là thiết yếu, phẩm là sản phẩm, vật phẩm.

Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Giá 2012 có quy định như sau:

Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Theo đó, thì nhu yếu phẩm thiết yếu là những loại hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh: nguyên, nhiên, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ cho sản xuất, lưu thông và các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người hàng ngày và quốc phòng, an ninh.

nhu yếu phẩm

Nhu yếu phẩm là gì? Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào?

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia như sau: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

Ai có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu khi kết thúc mỗi đợt hỗ trợ?

Ai có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu khi kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, thì theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu khi kết thúc mỗi đợt hỗ trợ.

Bảo trợ xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng bảo trợ xã hội được xem là người bị thương nặng khi phải điều trị tại bệnh viện từ bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Nhu yếu phẩm là gì? Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào?
Pháp luật
Kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có phải niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ gia đình bị cháy nhà do hỏa hoạn bao nhiêu tiền trên một hộ? Ngoài việc hỗ trợ gia đình bị cháy nhà do hỏa hoạn sửa chữa nhà ở thì còn có hỗ trợ lương thực thêm được không?
Pháp luật
Có thể nhận bảo trợ xã hội hàng tháng tại nơi mình tạm trú không? Và hồ sơ nhận khoản tiền này gồm những gì?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội để trục lợi chịu phạt vi phạm bao nhiêu tiền? Trung tâm trên có bị thu hồi giấy phép hay không?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Không chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội thì tổ chức dịch vụ chi trả bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo trợ xã hội
1,642 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo trợ xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào