NHNN bổ sung quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử? Khách hàng cá nhân không được vay tiêu dùng quá 100 triệu đúng không?
NHNN bổ sung nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử như thế nào?
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN.
Theo đó, tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung quy định tại về nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử như sau:
Nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử
1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
3. Tổ chức tín dụng phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
a) Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu;
b) Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu;
c) Có biện pháp theo dõi, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro; có phương án xử lý rủi ro;
d) Phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và trong việc quản lý, giám sát rủi ro.
5. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Mục 3 Thông tư này. Các nội dung không được quy định tại Mục 3 Thông tư này thực hiện theo các quy định liên quan tại Thông tư này.
Theo đó, so với Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì kể từ ngày 01/9/2023, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử nêu trên.
Trước đó, tại Tờ trình, NHNN nêu quan điểm tại Điều 97 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Do đó, để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử của TCTD đối với khách hàng, NHNN thống nhất quy định chung về hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và sửa đổi, bổ sung một số điều khoản khác cho phù hợp với hình thức cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử.
- Cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử khác cho vay bằng phương tiện truyền thống ở hình thức cho vay. Do đó, cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật tín dụng.
NHNN bổ sung quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử? Khách hàng cá nhân không được vay tiêu dùng quá 100 triệu?
Tổ chức tín dụng phải nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử như thế nào?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN bổ sung Điều 32b vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử của ngân hàng thực hiện như sau:
Tổ chức tín dụng phải có giải pháp, công nghệ kỹ thuật để nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng (là các yếu tố, đặc điểm sinh học gắn liền với khách hàng thực hiện định danh, khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói và các yếu tố sinh trắc học khác) với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các tài liệu, dữ liệu cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, theo yêu cầu của tổ chức tín dụng hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bởi tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc bởi tổ chức tín dụng khác;
- Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình cho vay;
Có biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử là khách hàng vay vốn; có biện pháp kỹ thuật để xác nhận khách hàng đã được định danh đồng ý với thỏa thuận cho vay.
Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật;
- Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay.
Khách hàng cá nhân không được vay tiêu dùng quá 100 triệu đúng không?
Tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN bổ sung Điều 32c vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cụ thể về dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng như sau:
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư này không vượt quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.
Như vậy, quy định trên cụ thể hóa tổng khoản tiền mà khách hàng cá nhân vay tiêu dùng còn nợ và cần thanh toán cho ngân hàng tại một thời điểm nhất định không vượt quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.
Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?