Nhiễu có hại là gì? Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép?

Nhiễu có hại là gì? Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép hay không? Hành vi vi phạm quy định về gây nhiễu có hại bị xử phạt như thế nào?

Nhiễu có hại là gì?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.
...

Theo đó, nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.

Nhiễu có hại là gì? Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép?

Nhiễu có hại là gì? Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép? (Hình từ Internet)

Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:

Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng tần số vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Sử dụng tần số vô tuyến điện không đúng với quy định của giấy phép, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện khác hoặc sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh, cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn vào mục đích khác gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Cố ý gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép;
...

Như vậy, tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện khác vào mục đích khác gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Hành vi vi phạm quy định về gây nhiễu có hại bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi vi phạm quy định về gây nhiễu có hại sẽ bị xử phạt bao gồm:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có bức xạ vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với các mạng, đài và hệ thống thông tin vô tuyến điện đã được cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện do không tuân thủ hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện và quản lý tương thích điện từ.

(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gây nhiễu có hại đối với các mạng, đài và hệ thống thông tin vô tuyến điện đã được cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện do không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với:

a) Mạng viễn thông di động, mạng viễn thông dùng riêng, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ;

b) Kênh tần số phát thanh, truyền hình hoặc kênh, tần số thu, phát sóng vô tuyến điện hợp pháp khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với:

a) Mạng viễn thông cố định công cộng hoặc Đài thông tin vệ tinh mặt đất;

b) Mạng viễn thông dùng riêng hoặc kênh tần số phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc kênh tần số thu, phát sóng vô tuyến điện hợp pháp khác có quy mô cả nước;

c) Mạng viễn thông di động công cộng, mạng viễn thông di động vệ tinh, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải.

(5) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với:

a) Mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc kênh tần số thu, phát sóng vô tuyến điện có quy mô quốc tế;

b) Tần số gọi, trực canh, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, thông báo an toàn, tín hiệu chuẩn quốc gia và quốc tế.

(6) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện cố ý gây can nhiễu có hại làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện đã được cấp Giấy phép;

b) Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục nhiễu;

c) Không áp dụng biện pháp theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý nhiễu có hại;

d) Đối tượng sử dụng thiết bị gây nhiễu không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc không được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

đ) Cung cấp thông tin, chứng cứ giả về nhiễu có hại cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.

(7) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý:

Những hành vi vi phạm trên sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tương ứng như sau:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các mục 1, 2, 3, 4 và 5, các điểm a, b, c và d mục 6 và mục 7.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục 4, mục 5, các điểm a, b, c và d mục 6 và mục 7.

Nhiễu có hại Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Nhiễu có hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan đầu mối trong việc xử lý nhiễu có hại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiễu có hại là gì? Tổ chức cố ý gây nhiễu có hại trái phép cho thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến khác có bị thu hồi giấy phép?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiễu có hại
223 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhiễu có hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhiễu có hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào