Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập là gì và thủ tục thành lập Hội đồng trường thực hiện như thế nào?

Có thể cho chị biết một vài quy định về Hội đồng trường trung học phổ thông công lập, cụ thể như nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập là gì? Thành phần của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập gồm những ai? Thủ tục thành lập Hội đồng trường trung học phổ thông công lập thực hiện như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng trường trung học phổ thông công lập như sau:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập: Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động của hội đồng trường trung học công lập:

Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Hội đồng trường được mời đại diện các thành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết. Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng trường). Quyết định của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết định của hội đồng trường được công bố công khai.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập là gì và thủ tục thành lập Hội đồng trường thực hiện như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập là gì và thủ tục thành lập Hội đồng trường thực hiện như thế nào?

Thành phần của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng trường trung học phổ thông công lập như sau:

- Hội đồng trường của trường trung học công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Thành phần của hội đồng trường trung học công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Thủ tục thành lập Hội đồng trường trung học phổ thông công lập thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng trường trung học phổ thông công lập như sau:

- Thủ tục thành lập Hội đồng trường trung học công lập:

Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại điểm b khoản 1 Điều này, hiệu trưởng đề nghị chính quyền địa phương cử đại diện tham gia hội đồng trường; tổng hợp danh sách hội đồng trường do chính quyền địa phương, tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận hội đồng trường.

Hiệu trưởng tổ chức phiên họp đầu tiên của hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường bằng phiếu kín; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận chủ tịch hội đồng trường. Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.

e) Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Hội đồng trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch hội đồng đại học trong cơ sở giáo dục đại học công lập thế nào?
Pháp luật
Hội đồng trường của trường phổ thông trung học công lập có tối đa bao nhiêu người? Nhiệm kỳ của Hội đồng là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu biên bản họp hội đồng trường lần 2 mới nhất năm học 2023-2024 có dạng như thế nào? Tải mẫu biên bản ở đâu?
Pháp luật
Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là tổ chức như thế nào? Có trách nhiệm và quyền hạn ra sao?
Pháp luật
Số lượng thành viên Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có bắt buộc là số lẻ? Tối thiểu mấy người?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường tiểu học có là thành viên của hội đồng trường công lập không? Hiệu trưởng trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Tiến hành thay thế chủ tịch hội đồng trường trung cấp theo trình tự như thế nào? Hồ sơ đề nghị thay thế gồm những thành phần gì?
Pháp luật
Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức như thế nào? Hội đồng trường có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng trường có thể là thành viên ngoài trường đại học hay không? Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng trường
14,093 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào