Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan là gì? Danh sách địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan là gì? (Hình từ Internet)
Tại Điều 2 Quyết định 1910/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:
+ Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
+ Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;
+ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.
- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.
- Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.
- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan gồm những đơn vị nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1910/QĐ-BTC năm 2016 quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan:
1.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có 09 phòng, gồm:
a) Phòng Giám sát quản lý về hải quan;
b) Phòng Thuế xuất nhập khẩu;
c) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
d) Phòng Quản lý rủi ro;
đ) Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
e) Phòng Tổ chức cán bộ;
g) Phòng Tài vụ - Quản trị;
h) Văn phòng;
i) Phòng Công nghệ thông tin.
Theo đó về các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan bao gồm: Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Có bao nhiêu Cục Hải quan trong danh sách địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố hiện nay?
Theo Điều 4 Quyết định 1910/QĐ-BTC năm 2016 quy định như sau:
Địa bàn quản lý
Phạm vi địa bàn quản lý của Cục Hải quan được phân chia theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Danh sách kèm theo).
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quy định địa bàn quản lý của các Chi cục Hải quan.
Dẫn chiếu đến Phụ lục I được ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 về danh mục địa bàn quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố có quy định thì:
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH ĐỊA BÀN QUẢN LÝ CỦA CÁC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Theo đó, hiện nay có 35 Cục Hải quan trong danh sách địa bàn quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?