Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? Thời gian để thực hiện một nhiệm vụ tối đa là bao lâu?
- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
- Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định thế nào?
- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được hình thành dựa trên những căn cứ nào?
- Thời gian thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối đa là bao lâu?
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
1. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề khoa học có tính hệ thống, được thực hiện theo một hoặc nhiều giai đoạn.
Theo đó, nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề khoa học có tính hệ thống, được thực hiện theo một hoặc nhiều giai đoạn.
Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh.
2. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.
Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.
Căn cứ trên quy định mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng – an ninh.
- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.
Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được hình thành dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 5 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
3. Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.
Theo đó, nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ được hình thành dựa trên những căn cứ sau đây:
- Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
- Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.
Thời gian thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối đa là bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 4 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
2. Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
3. Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
4. Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.
Căn cứ quy định trên thì thời gian để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ tối đa là 06 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?