Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm việc điều tra lâm sản ngoài gỗ không? Việc điều tra lâm sản ngoài gỗ bao gồm những nội dung gì?
- Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm việc điều tra lâm sản ngoài gỗ không?
- Việc điều tra lâm sản ngoài gỗ trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề gồm những nội dung gì? Việc điều tra được thực hiện dựa trên phương pháp nào?
- Quy trình điều tra lâm sản ngoài gỗ trong những nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện qua mấy bước?
Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm việc điều tra lâm sản ngoài gỗ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra cây cá lẻ; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra đa dạng thực vật rừng; điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng; điều tra trữ lượng các-bon rừng.
...
Như vậy, điều tra lâm sản ngoài gỗ là một trong những nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề.
Việc điều tra lâm sản ngoài gỗ trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề gồm những nội dung gì? Việc điều tra được thực hiện dựa trên phương pháp nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì việc điều tra lâm sản ngoài gỗ trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề gồm:
- Các sản phẩm có sợi, bao gồm: các loài cây tre, nứa, song, mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ;
- Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;
- Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật;
- Các sản phẩm chiết xuất, bao gồm: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;
- Các sản phẩm khác ngoài gỗ.
Ngoài ra, việc điều tra lâm sản ngoài gỗ được thực hiện dựa trên phương pháp sau đây:
- Điều tra thành phần loài: sử dụng tuyến điều tra điển hình hoặc ô tiêu chuẩn điển hình, xác định toàn bộ các loài lâm sản ngoài gỗ xuất hiện trên tuyến điều tra hoặc trong ô tiêu chuẩn;
- Điều tra diện tích: sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT để điều tra diện tích lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên; thống kê, chồng xếp các bản đồ cây trồng lâm sản ngoài gỗ để bổ sung diện tích rừng trồng lâm sản ngoài gỗ;
- Điều tra trữ lượng: trường hợp lâm sản ngoài gỗ là các bộ phận của cây gỗ, sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
+ Trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ thực vật khác lập các ô tiêu chuẩn đo đếm toàn bộ các cá thể lâm sản ngoài gỗ, xác định các bộ phận được sử dụng của cây, xác định năng suất của từng cây để xác định trữ lượng hàng năm và tiềm năng;
+ Trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ động vật lập các tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân để xác định các bộ phận sử dụng, năng suất hàng năm để tính toán trữ lượng.
Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm việc điều tra lâm sản ngoài gỗ không? (hình từ internet)
Quy trình điều tra lâm sản ngoài gỗ trong những nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện qua mấy bước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
...
2. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt
Như vậy, quy trình điều tra lâm sản ngoài gỗ trong những nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện qua 3 bước chính:
- Chuẩn bị;
- Điều tra thực địa;
- Xử lý, tính toán nội nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?