Nhiệm vụ của Giám đốc bệnh viện là gì? Giám đốc bệnh viện thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo mà không trực cấp cứu có được không?
Giám đốc bệnh viện thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo mà không trực cấp cứu có được không?
Theo tiểu mục I Mục 1 Phần II Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định về nhiệm vụ của Giám đốc bệnh viện cụ thể như sau:
NHIỆM VỤ
1. Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúng quy định của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán để chống thất thu, tham ô, lãng phí.
2. Căn cứ kế hoạch của ngành và nhiệm vụ của bệnh viện, xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho bệnh viện, đặc biệt chú trọng công tác cấp cứu và chăm sóc các đối tượng được chính sách ưu đãi, người nghèo và giáo dục y đức cho các thành viên của bệnh viện.
4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả những thiết bị y tế và tài sản khác trong bệnh viện.
5. Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới Hướng về cộng đồng để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
6. Đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới, hướng dẫn học viên đến thực hành tại bệnh viện.
7. Làm nghiên cứu khoa học và tổng kết rút kinh nghiệm về khám bệnh, chữa bệnh nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
8. Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
9. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động và công tác bảo hộ lao động.
10. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo các quy định của Nhà nước.
11. Giám đốc bệnh viện hoặc người được giám đốc ủy quyền tham dự họp hội đồng người bệnh hàng tháng.
12. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để báo cáo theo quy định. Khi có những vấn đề đặc biệt đột xuất phải báo cáo ngay để xin ý kiến cấp trên.
13. Giáo dục động viên các thành viên trong bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ của Giám đốc bệnh viện là thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho bệnh viện và đặc biệt chú trọng công tác cấp cứu.
Vậy nên, ngoài nhiệm vụ cấp trên giao là lãnh đạo thì Giám đốc bệnh viện phải đặc biệt chú trọng công tác cấp cứu theo quy định chung và theo sự phân công theo Quy chế của bệnh viện, đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của pháp luật lao động tại bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện (Hình từ Internet)
Giám đốc bệnh viện có quyền hạn như thế nào?
Tại tiểu mục II Mục 2 Phần II Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có nêu giám đốc bệnh viện có quyền hạn như sau:
- Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn, kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.
- Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền
- Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu chi tài chính.
- Thành lập các hội đồng tư vấn.
- Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm quyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với mọi thành viên trong bệnh viện.
- Đình chỉ những hoạt động của các thành viên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xét thấy có hại cho sức khỏe người bệnh.
- Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyền cho phó giám đốc.
- Không được quyền ra những quyết định trái với pháp luật và trái với quy chế bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện có thể phân công ai giúp đỡ về từng mặt công tác?
Tại Mục 2 Phần II Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có nêu như sau:
Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc.
Theo đó thì Giám đốc bệnh viện có thể phân công Phó giám đốc là người giúp Giám đốc về từng mặt công tác và người này sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định của mình.
Do đó Phó giám đốc được quyền thay Giám đốc giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?