Nhiệm vụ chính của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền hạn gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền hạn sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Nhiệm vụ chính của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chính của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập cần có những nhiệm vụ chính sau đây:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. | Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. |
Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản | 1. Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. 2. Tổ chức, hướng dẫn theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. 3. Tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách về ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản | Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. |
Tham gia thẩm định các văn bản | Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực đối ngoại hoặc của địa phương. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công: - Triển khai thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phụ trách. - Triển khai thực hiện chiến lược, đề án, văn bản về hợp tác quốc tế thuộc phạm vi phụ trách. - Xây dựng các dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác với nước ngoài trong phạm vi phụ trách để trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, kết kết hoặc quyết định đàm phán, ký kết theo thẩm quyền. - Theo dõi, tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế được phân công. - Theo dõi, nghiên cứu, chuẩn bị nội dung, triển khai tổ chức các hoạt động của các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế và khu vực được phân công. - Hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo thẩm quyền. - Chủ trì xây dựng Kế hoạch đối ngoại hàng năm của các cấp và thực hiện các thủ tục liên quan khi có điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch được phê duyệt; hướng dẫn và theo dõi việc triển khai Kế hoạch đã được phê duyệt đúng các quy định liên quan. - Chủ trì xây dựng/thẩm định Đề án tổ chức đoàn ra, đón đoàn thuộc thẩm quyền phụ trách. - Tổ chức đoàn ra và đón tiếp đoàn vào theo phân công. - Tổ chức, theo dõi, thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch công tác thông tin đối ngoại trong lĩnh vực được phân công. - Tham gia cung cấp thông tin về lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách cho các đối tượng nước ngoài. - Tham gia xây dựng báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết cả năm về kết quả công tác đối ngoại trong lĩnh vực do bộ, ngành, cơ quan mình phụ trách và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới theo Quy chế của Bộ Chính trị về quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại. - Tham gia thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại nhân dân thuộc thẩm quyền. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. |
Các mối quan hệ trong công việc của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập ra sao?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, các mối quan hệ trong công việc của Chuyên viên về hợp tác quốc tế trong các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
(1) Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị | Các đơn vị phối hợp chính |
Lãnh đạo trực tiếp. | Các công chức chuyên môn khác trong đơn vị. | Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu. |
(2) Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương. | - Tham gia các cuộc họp có liên quan. - Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. - Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. - Lấy thông tin thống kê. - Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?