Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam là bao nhiêu năm? Ban Chấp hành Hội hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam là bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 quy định về Ban Chấp hành Hội như sau:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu, là cơ quan lãnh đạo và điều hành của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 quy định về Đại hội như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
...
Theo quy định trên, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam là 05 năm.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam là bao nhiêu năm? Ban Chấp hành Hội hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành Hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội, xét duyệt ngân sách và thông qua kế hoạch hỗ trợ sáng tạo hàng năm, kết nạp, khai trừ hội viên, khen thưởng, kỷ luật, giải thể chi hội và các nhiệm vụ khác của Hội. Trong một số trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành ủy quyền Ban Thường vụ giải quyết, sau đó báo cáo Ban Chấp hành trong phiên họp gần nhất;
c) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội; có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 20% (hai mươi phần trăm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định;
e) Người có số phiếu bầu cao nhất của Đại hội triệu tập các ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới để tổ chức bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch Hội. Sau đó Chủ tịch mới điều hành cuộc họp của Ban Chấp hành để bầu các chức danh lãnh đạo khác của Hội;
g) Ủy viên Ban Chấp hành là đại biểu đương nhiên của Đại hội kế tiếp.
Theo đó, Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 về nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành Hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 (hai) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội;
đ) Ủy viên Ban Chấp hành vắng mặt 02 (hai) lần liên tiếp trong các cuộc họp Ban Chấp hành (với bất kỳ lý do gì) sẽ bị xem xét miễn nhiệm khỏi Ban Chấp hành. Tại cuộc họp kế tiếp sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để đưa ra quyết định cuối cùng. Việc miễn nhiệm chỉ được thông qua khi có trên 2/3 (hai phần ba) phiếu hợp lệ tán thành;
e) Ủy viên Ban Chấp hành vắng mặt 1/2 (một phần hai) tổng số các cuộc họp Ban Chấp hành trong một nhiệm kỳ (kể cả trường hợp có lý do) thì sẽ không đủ tư cách đại biểu đương nhiên tham dự Đại hội nhiệm kỳ kế tiếp.
Như vậy, Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 14 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?