Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam là bao nhiêu năm? Nghị quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội được thông qua khi nào?
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội.
1. Ban Chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 nhiệm kỳ đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc biểu quyết. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quy định của Đại hội hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội là 5 năm, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam là 5 năm, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam được thông qua khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội.
...
2. Ban Chấp hành Hiệp hội họp thường kỳ 6 tháng 1 lần theo triệu tập của Chủ tịch Ban chấp hành. Các phiên họp được coi là hợp lệ khi có mặt quá 2/3 số ủy viên Ban chấp hành. Các quyết định và nghị quyết của Ban chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và chỉ có hiệu lực khi có quá nửa số ủy viên Ban chấp hành dự họp tán thành.
...
Theo đó, các nghị quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam được thông qua bằng biểu quyết và chỉ có hiệu lực khi có quá nửa số ủy viên Ban chấp hành dự họp tán thành.
Ai có quyền quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội.
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành Hiệp hội:
- Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội.
- Quyết định chương trình kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội cho thành viên biết.
- Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.
- Quy định tổ chức và hoạt động của các Ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, văn phòng đại diện tại các khu vực; quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
- Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký.
- Cử các Trưởng ban chuyên môn, các Trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội.
- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm.
- Xét kết nạp, khai trừ hội viên.
Như vậy, Ban Chấp hành Hiệp hội Bông vải Việt Nam có quyền quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm.
Mục đích của Hiệp hội Bông vải Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Bông vải Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm từ cây bông vải.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm từ cây bông; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Đối chiếu quy định trên, Hiệp hội Bông vải Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm từ cây bông vải.
Mục đích của Hiệp hội Bông vải Việt Nam là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm từ cây bông; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?