Nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có phải báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có phải báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Câu hỏi của chị N.P.A đến từ TP.HCM.

Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình thuộc về ai?

Căn cứ tại điểm khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về chăm sóc, điều trị đối với người bệnh là người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc tiếp nhận, trợ giúp người bị bạo lực gia đình tại cơ sở trợ giúp xã hội;

Như vậy, Bộ Y tế có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế thực hiện tư vấn, chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.

Nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có phải báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Nhân viên y tế

Nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có phải báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình như sau:

Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
b) Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 2 Điều 35 của Luật này căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
4. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Lưu ý: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 cụ thể như sau:

- Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

- Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bỏ mặc không quan tâm con cái có bị xem là hành vi bạo lực gia đình hay không? Khi bị bạo lực gia đình có thể tố giác qua tổng đài điện thoại hay không?
Pháp luật
Người dân được báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình cho Tổ trưởng dân phố của khu phố mình không?
Pháp luật
Gây áp lực thường xuyên về tâm lý bằng cách cấm người thân có quan hệ xã hội có phải bạo lực gia đình?
Pháp luật
Vợ chồng có hành vi nào được xem là bạo lực gia đình theo hướng dẫn mới tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP?
Pháp luật
Chồng đánh vợ sẩy thai thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình năm 2024 là tháng mấy? Quyền của người bị bạo lực gia đình là gì?
Pháp luật
Vì sao lấy ngày 15/5 là Ngày Quốc Tế Gia Đình? Bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình tại Đồn Biên phòng được không? Nếu có thì có bắt buộc tố giác trực tiếp không?
Pháp luật
Việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình có phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
380 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: