Nhân viên vẫn tiếp tục đi làm sau khi hết thời gian thử việc mà công ty chưa ký hợp đồng lao động có được tính là có hợp đồng xác định thời hạn không?
- Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động ngay không?
- Nhân viên vẫn tiếp tục đi làm sau khi hết thời gian thử việc mà công ty chưa ký hợp đồng lao động có được tính là có hợp đồng lao động không?
- Người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc?
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động ngay không?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp thử việc đạt yêu cầu mà chỉ giao kết hợp đồng thử việc.
Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng lao động
Nhân viên vẫn tiếp tục đi làm sau khi hết thời gian thử việc mà công ty chưa ký hợp đồng lao động có được tính là có hợp đồng lao động không?
Hình thức hợp đồng lao động được quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như đã phân tích trên, trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Đồng thời, cũng theo tinh thần của Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc, nếu sau khi hết thời gian thử việc mà người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc, vẫn để cho người lao động tiếp tục làm việc và cũng như không có thỏa thuận khác thì trường hợp này được hiểu giữa hai bên đã phát sinh quan hệ hợp đồng lao động rồi mặc dù chưa ký kết hợp đồng lao động chính thức.
Như vậy, nhân viên vẫn tiếp tục đi làm sau khi hết thời gian thử việc mà công ty chưa ký hợp đồng lao động thì vẫn được xem là có hợp đồng lao động.
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc?
Theo Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thử việc
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Theo đó, không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 và buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?