Nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự sẽ được miễn mọi nghĩa vụ về giấy phép lao động theo quy định của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
- Viên chức lãnh sự có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử không?
- Nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự sẽ được miễn mọi nghĩa vụ về giấy phép lao động theo quy định của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
- Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong một hộ có được miễn các quy định về bảo hiểm xã hội đang có hiệu lực tại Nước tiếp nhận không?
Viên chức lãnh sự có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
1. Thành viên một cơ quan lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng. Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ không được từ chối cung cấp chứng cứ, trừ các trường hợp ghi ở khoản 3 Điều này. Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.
2. Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ phải tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó. Nếu được, có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự.
3. Thành viên một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.
Như vậy, viên chức lãnh sự được có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử không.
Bên cạnh đó họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự sẽ được miễn mọi nghĩa vụ về giấy phép lao động theo quy định của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Miễn giấy phép lao động
1. Đối với những công việc phục vụ cho Nước cử, thành viên cơ quan lãnh sự được miễn mọi nghĩa vụ về giấy phép lao động mà luật và quy định của Nước tiếp nhận đặt ra đối với việc sử dụng lao động nước ngoài.
2. Nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự và của nhân viên lãnh sự, nếu không có hoạt động cá nhân sinh lợi khác tại Nước tiếp nhận, thì được miễn các nghĩa vụ nói ở khoản 1 Điều này.
Theo đó, nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự sẽ được miễn mọi nghĩa vụ về giấy phép lao động theo quy định của Nước tiếp nhận nếu không có hoạt động cá nhân sinh lợi khác tại Nước tiếp nhận.
Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong một hộ có được miễn các quy định về bảo hiểm xã hội đang có hiệu lực tại Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Miễn bảo hiểm xã hội
1. Trừ những quy định tại khoản 3 Điều này, thành viên các cơ quan lãnh sự đối với những việc phục vụ cho Nước cử - và những thành viên gia đình họ cùng sống trong một hộ, được miễn các quy định về bảo hiểm xã hội có thể đang có hiệu lực tại Nước tiếp nhận.
2. Việc miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng cho những nhân viên phục vụ riêng chỉ giúp việc cho các thành viên cơ quan lãnh sự, với điều kiện:
a) Họ không phải là công dân của Nước tiếp nhận hoặc không thường trú ở đó; và
b) Họ đang tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành ở Nước cử hoặc ở một Nước thứ ba.
3. Những thành viên cơ quan lãnh sự có thuê những người không được miễn trừ theo khoản 2 Điều này, phải tuân thủ những nghĩa vụ mà các quy định về bảo hiểm xã hội ở Nước tiếp nhận đặt ra đối với những người thuê lao động.
4. Việc miễn trừ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này sẽ không loại trừ việc tự nguyện tham gia chế độ bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận, với điều kiện là việc tham gia đó được Nước tiếp nhận cho phép.
Như vậy, thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong một hộ được miễn các quy định về bảo hiểm xã hội đang có hiệu lực tại Nước tiếp nhận trừ những quy định tại khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?