Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm cần lưu ý những gì?

Xin hỏi, Phòng thử nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩmđược lắp đặt như thế nào? Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật phải tuân thủ các lưu ý nào? Câu hỏi của anh H.K (Gia Lai).

Phòng thử nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm được lắp đặt như thế nào?

Phòng thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13637:2023 (ISO 21148:2017) như sau:

Phòng thử nghiệm
...
4.4 Trang thiết bị của phòng thử nghiệm
4.4.1 Phòng thử nghiệm phải được lắp đặt theo hướng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro nhiễm bẩn do bụi và các vi sinh vật khác:
- Tường, trần và sàn nhà phải nhẵn, không rỗ, dễ làm sạch và chịu được các chất tẩy rửa và các chất khử khuẩn được sử dụng trong phòng thí nghiệm;
- Không để các đường ống dẫn chất lỏng đi ngang qua cơ sở thử nghiệm trừ khi chúng được bọc kín;
- Hệ thống bảo vệ chống bức xạ mặt trời có thể lắp đặt bên ngoài cửa sổ;
- Cửa sổ và cửa ra vào có thể đóng khi đang thử nghiệm để tránh gió lùa. Hơn nữa, chúng phải được thiết kế sao cho tránh tạo các bẫy bụi và dễ lau rửa.
4.4.2 Nhiệt độ và chất lượng không khí (nồng độ vi sinh, độ ẩm, tốc độ phát tán bụi, v.v...) cần phù hợp với từng thử nghiệm.
Do đó, có thể sử dụng hệ thống cấp khí sạch hoặc tủ an toàn sinh học cho mục đích này.
4.4.3 Bàn ghế và nội thất trong phòng thí nghiệm phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước, không xốp, dễ làm sạch và khử khuẩn. Các nóc tủ, thiết bị cần đủ thấp để có thể dễ dàng vệ sinh
Có thể sử dụng đồ nội thất có chân không cố định để thuận tiện cho việc vệ sinh sàn nhà.
Các tài liệu hoặc sách không thường xuyên sử dụng được giữ bên ngoài khu vực thử nghiệm.
...

Như vậy, phòng thử nghiệm phải được lắp đặt theo hướng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro nhiễm bẩn do bụi và các vi sinh vật khác:

- Tường, trần và sàn nhà phải nhẵn, không rỗ, dễ làm sạch và chịu được các chất tẩy rửa và các chất khử khuẩn được sử dụng trong phòng thí nghiệm;

- Không để các đường ống dẫn chất lỏng đi ngang qua cơ sở thử nghiệm trừ khi chúng được bọc kín;

- Hệ thống bảo vệ chống bức xạ mặt trời có thể lắp đặt bên ngoài cửa sổ;

- Cửa sổ và cửa ra vào có thể đóng khi đang thử nghiệm để tránh gió lùa. Hơn nữa, chúng phải được thiết kế sao cho tránh tạo các bẫy bụi và dễ lau rửa.

kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật

Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm (Hình từ Internet)

Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm phải tuân thủ các lưu ý nào?

Nhân sự được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13637:2023 (ISO 21148:2017) như sau:

Nhân sự
7.1 Năng lực
Tất cả nhân viên làm việc trong một phòng thí nghiệm vi sinh phải được đào tạo đầy đủ để hoàn thành công việc được giao phó.
Nhân viên thực hiện các thử nghiệm phải có kiến thức tốt và kinh nghiệm thực tế về các kỹ thuật vi sinh vật và các vi sinh vật tìm kiếm. Nhân viên có thể đánh giá độ chính xác và độ đúng để thu được một kết quả có thể chấp nhận được.
7.2 Vệ sinh
Về lĩnh vực vệ sinh cá nhân, phải tuân thủ các lưu ý sau để tránh làm nhiễm bẩn mẫu thử và môi trường nuôi cấy, đồng thời cũng để tránh nguy cơ lây nhiễm sang con người:
- Phải mặc áo choàng phòng thí nghiệm sáng màu, sạch và trong trạng thái tốt, được sản xuất từ loại sợi hạn chế được nguy cơ cháy, không mang quần áo ra khỏi khu vực làm việc;
- Giữ móng tay sạch, nhẵn nhụi, tốt nhất là cắt ngắn;
- Rửa tay trước và sau khi thử nghiệm vi sinh và ngay sau khi đi vệ sinh hoặc ăn; làm khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn tay một lần;
- Tránh nói, ho, v.v... khi đang thao tác cầy truyền;
- Không hút thuốc, uống nước hoặc ăn trong khu vực thử nghiệm;
- Không để thực phẩm trong tủ lạnh chuyên dụng của phòng thí nghiệm;
- Đặc biệt lưu ý khi người bị nhiễm khuẩn da hoặc đang bị ốm có thể lây nhiễm vi sinh vật sang mẫu thử và có thể làm sai lệch kết quả.

Như vậy, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm phải tuân thủ các lưu ý sau để tránh làm nhiễm bẩn mẫu thử và môi trường nuôi cấy, đồng thời cũng để tránh nguy cơ lây nhiễm sang con người:

- Phải mặc áo choàng phòng thí nghiệm sáng màu, sạch và trong trạng thái tốt, được sản xuất từ loại sợi hạn chế được nguy cơ cháy, không mang quần áo ra khỏi khu vực làm việc;

- Giữ móng tay sạch, nhẵn nhụi, tốt nhất là cắt ngắn;

- Rửa tay trước và sau khi thử nghiệm vi sinh và ngay sau khi đi vệ sinh hoặc ăn; làm khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn tay một lần;

- Tránh nói, ho, v.v... khi đang thao tác cầy truyền;

- Không hút thuốc, uống nước hoặc ăn trong khu vực thử nghiệm;

- Không để thực phẩm trong tủ lạnh chuyên dụng của phòng thí nghiệm;

- Đặc biệt lưu ý khi người bị nhiễm khuẩn da hoặc đang bị ốm có thể lây nhiễm vi sinh vật sang mẫu thử và có thể làm sai lệch kết quả.

Có những biện pháp giữ vệ sinh nào trong quá trình thử nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong mỹ phẩm?

Các biện pháp giữ vệ sinh trong quá trình thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 11.1 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13637:2023 (ISO 21148:2017) như sau:

Chú ý tiến hành công việc trong các điều kiện vô khuẩn, ví dụ như:

- Đảm bảo khu vực làm việc sạch và không có gió lùa (cửa chỉnh và cửa sổ phải đóng lại);

- Trước và sau khi làm việc, khử nhiễm bề mặt làm việc bằng chất sát khuẩn thích hợp;

- Trước khi tiến hành công việc, phải đảm bảo các thứ cần thiết đã được chuẩn bị sẵn;

- Trong trường hợp công việc được tiến hành trong tủ cấy vi sinh, sử dụng găng tay vô khuẩn hoặc sát khuẩn tay trước khi bắt đầu làm việc;

- Khi không làm việc trong tủ cấy vi sinh, mở vật chứa mẫu ở gần một ngọn lửa, giữ chúng ở vị trí nghiêng nhất có thể;

- Thực hiện công việc nhanh nhất có thể, không thực hiện bất kỳ thao tác không cần thiết;

- Nếu không sử dụng hết pipet, đĩa petri sử dụng một lần v.v... thì cần đảm bảo bao gói được đóng kín sau khi lấy dụng cụ ra;

- Tiệt khuẩn que cấy thẳng và vòng, vv... trước và sau khi sử dụng bằng cách đốt trên ngọn lửa; để tránh phát tán các chất và vi sinh vật nên sử dụng lò đốt dây điện bất cứ khi nào có thể hoặc sử dụng các que cấy thẳng và vòng dùng một lần;

- Ngâm pipet, thìa, vv... trong các thùng chứa chất khử khuẩn thích hợp (ví dụ như dung dịch natri hypochlorit cho pipet) trước khi xử lý (8.6);

- Đặt thiết bị tái sử dụng có chứa vi sinh vật vào các thùng chứa trước khi tiệt khuẩn và rửa;

- Đặt dụng cụ dùng một lần trong bình chứa thích hợp trước khi tiệt khuẩn hoặc đốt (8.6);

- Lau sạch ngay các chất lỏng bị đổ bằng khăn bông hoặc vật liệu thích hợp khác đã tẩm chất khử khuẩn thích hợp rồi làm sạch và khử nhiễm bề mặt làm việc trước khi tiếp tục.

Việc thao tác với các sản phẩm và các môi trường có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh yêu cầu các biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Những điều sau đây được khuyến cáo:

- Tất cả các thao tác cần thiết để tiến hành thử nghiệm cần thực hiện trong tủ cấy vi sinh;

- Sử dụng pipet tự động (cấm hút pipet bằng miệng ).

CHÚ THÍCH: Khí dung là nguyên nhân chính gây nhiễm bẩn môi trường và nhiễm khuẩn. Khí dung có thể được hình thành từ:

- Khi sử dụng bộ lắc, ống tiêm, v.v...;

- Khi làm rỗng pipet bằng cách thổi;

- Khi tiệt khuẩn que cấy ướt;

Vì vậy, cần hạn chế sự hình thành khí dung.

Mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm khi mỹ phẩm l­ưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký kiểm tra thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm? Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm có giá trị bao lâu?
Pháp luật
Sản phẩm mỹ phẩm là gì? Người phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ phẩm phải có kiến thức như thế nào?
Pháp luật
Chức năng sản phẩm mỹ phẩm có bắt buộc ghi lên nhãn mỹ phẩm không? Màu sắc của chữ được trình bày trên nhãn mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sẽ tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm 06 tháng trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Không có Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp sẽ bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm trong bao lâu?
Pháp luật
Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) là gì? Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) phải có các nội dung nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong bao lâu?
Pháp luật
Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN?
Pháp luật
Mẫu thông báo tác dụng bất lợi đối với mỹ phẩm là mẫu nào? Thời hạn phải thông báo tác dụng bất lợi đối với mỹ phẩm là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mỹ phẩm
540 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mỹ phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào