Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm gì?
- Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm gì?
- Việc xử lý nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng vi phạm trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng vi phạm quy định trong công tác thanh tra thì có bị kéo dài thời gian nâng bậc lương không?
Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 67/2013/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng như sau:
Trách nhiệm của nhân viên
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Chấp hành các quy định, nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.
3. Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc trưởng đoàn, thanh tra viên khi hỗ trợ hoạt động thanh tra.
4. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(2) Chấp hành các quy định, nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.
(3) Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc trưởng đoàn, thanh tra viên khi hỗ trợ hoạt động thanh tra.
(4) Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.
(5) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Việc xử lý nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng vi phạm trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 67/2013/TT-BGTVT quy định nguyên tắc xem xét trách nhiệm như sau:
Nguyên tắc xem xét trách nhiệm
1. Việc xem xét trách nhiệm đối với cá nhân phải phù hợp với nội dung phân cấp quản lý, thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Cấp phó chịu trách nhiệm tương đương với cấp trưởng khi cấp trưởng giao quyền hoặc ủy quyền thực hiện thẩm quyền của cấp trưởng.
2. Chỉ xem xét trách nhiệm đối với cá nhân khi đã có đủ căn cứ để xác định chế độ trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra.
3. Việc xử lý cá nhân vi phạm chế độ trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong công tác thanh tra phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm; không xử lý oan sai; không bỏ sót hành vi vi phạm.
Như vậy, theo quy định, việc xử lý nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng vi phạm trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ trong công tác thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm;
(2) Không xử lý oan sai;
(3) Không bỏ sót hành vi vi phạm.
Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng vi phạm quy định trong công tác thanh tra thì có bị kéo dài thời gian nâng bậc lương không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 67/2013/TT-BGTVT quy định về xử lý vi phạm đối với cá nhân là người lao động như sau:
Xử lý vi phạm đối với cá nhân là người lao động.
1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 của Thông tư này, người lao động sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, sa thải theo Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995.
2. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, cá nhân là người lao động còn bị đình chỉ sử dụng thẻ nghiệp vụ trong thời hạn tối đa 06 tháng.
3. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, cá nhân là người lao động còn bị thu hồi thẻ nghiệp vụ theo quy định.
Như vậy, theo quy định, nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng khi vi phạm quy định trong công tác thanh tra thì có thể bị kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?