Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được quyền báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên gác hầm đường sắt
1. Tiêu chuẩn: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này.
...
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023), cụ thể:
- Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;
- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
1. Tiêu chuẩn: Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.
...
Theo Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định thì Nhân viên gác hầm đường sắt là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác hầm đường sắt.
Đồng thời, có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh gác hầm đường sắt và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác hầm đường sắt tổ chức.
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên gác hầm đường sắt
...
2. Nhiệm vụ
a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;
b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
...
Như vậy, nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có những nhiệm vụ sau:
- Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;
- Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
- Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
- Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nhiệm vụ của nhân viên gác hầm đường sắt như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
...
2. Nhiệm vụ:
a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;
b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Như vậy, nhân viên gác hầm đường sắt có nhiệm vụ ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt và các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
- Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
- Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được quyền báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên gác hầm đường sắt
...
3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
...
3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Theo quy định về quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt nêu trên, nhân viên gác hầm đường sắt được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình về bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ Bí thư, Phó Bí thư chi bộ? Thẩm quyền chỉ định đích danh?
- Mẫu Quyết định đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức người lao động? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Quyết định đánh giá xếp loại chất lượng?
- Suất tái định cư tối thiểu có được tính bằng tiền không? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về suất tái định cư tối thiểu?
- Cầm cố thẻ căn cước có thể bị phạt mấy triệu? Không có nơi thường trú, tạm trú làm căn cước được không?
- Người dân tộc thiểu số nông thôn có được hỗ trợ BHYT khi địa bàn sinh sống không còn trong danh sách khu vực 2, 3, thôn đặc biệt khó khăn?