Nhận được văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đăng khi nào?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh?
- Nhận được văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh thì Văn phòng Ủy
- ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đăng khi nào?
- Văn bản đăng Công báo cấp tỉnh phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải xử lý như thế nào?
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh?
Căn cứ theo Điều 91 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận văn bản, đăng Công báo
1. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận văn bản, đăng Công báo; vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng Công báo để đối chiếu với văn bản đăng trên Công báo khi cần thiết.
2. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, nếu phát hiện văn bản có sai sót, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thông báo ngay cho cơ quan ban hành văn bản biết để kịp thời xử lý và cơ quan ban hành văn bản phải gửi ngay bản chính thức trong ngày để bảo đảm việc đăng Công báo đúng thời hạn quy định.
Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh là Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khi tiếp nhận thì cơ quan này phải vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh để đối chiếu với văn bản đăng trên Công báo cấp tỉnh khi cần thiết.
Nội dung này được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-VPCP như sau:
Gửi, tiếp nhận và đăng văn bản trên Công báo
...
2. Tiếp nhận văn bản đăng Công báo
Cơ quan Công báo có trách nhiệm tiếp nhận văn bản chính gửi đăng Công báo và bản điện tử; nhập danh mục thông tin, thuộc tính văn bản gửi đăng Công báo: Tên loại, số, ký hiệu, trích yếu văn bản, cơ quan ban hành, ngày ban hành, ngày nhận văn bản, số trang của văn bản; rà soát, đối chiếu văn bản chính và bản điện tử, trường hợp bản điện tử không chính xác so với bản chính, cơ quan Công báo thông báo cho cơ quan ban hành văn bản biết, cơ quan ban hành văn bản gửi bản điện tử chính xác trong ngày để đảm bảo việc đăng Công báo đúng thời hạn quy định.
...
Công báo (Hình từ Internet)
Nhận được văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh thì Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đăng khi nào?
Căn cứ theo Điều 92 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định thời hạn đăng văn bản trên Công báo như sau:
Thời hạn đăng văn bản trên Công báo
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh.
3. Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.
Như vậy, nhận được văn bản gửi đăng Công báo cấp tỉnh thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đăng trong thời hạn 07 ngày.
Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.
Văn bản đăng Công báo cấp tỉnh phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 94 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đính chính văn bản đăng Công báo
1. Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính.
2. Trách nhiệm đính chính:
a) Cơ quan ban hành có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản;
b) Văn phòng Chính phủ có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở đối chiếu với bản gửi đăng Công báo.
3. Văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo gần nhất.
Như vậy, văn bản đăng Công báo cấp tỉnh phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính. Trách nhiệm đính chính được thực hiện như sau:
- Cơ quan ban hành có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở đối chiếu với bản gửi đăng Công báo.
Và văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo cấp tỉnh gần nhất.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 01/2017/TT-VPCP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?