Nhà xuất bản nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không? Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài được thực hiện các hoạt động gì?

Nhà xuất bản nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không? Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài được thực hiện các hoạt động gì? Thủ tục cấp giấy phép ra sao? - Câu hỏi của anh Đan Trần đến từ Bình Dương

Nhà xuất bản nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không?

Căn cứ vào Điều 8 Luật Xuất bản 2012 quy định như sau:

Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.

Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.

Như vậy, nhà xuất bản nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt nam nhưng phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nhà xuất bản nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không?

Nhà xuất bản nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài được thực hiện các hoạt động gì?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều kiện thành lập, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
1. Điều kiện thành lập:
a) Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
b) Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
2. Nội dung hoạt động:
Văn phòng đại diện phải tuân thủ quy định của Luật xuất bản, Nghị định này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam về văn phòng đại diện và được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
b) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.

Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Xuất bản 2012, Nghị định 195/2013/NĐ-CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam về văn phòng đại diện và được thực hiện các hoạt động sau đây:

- Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;

- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.

Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài phải điều chỉnh theo quy định trên.

Thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài:

Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện bằng tiếng Việt (trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

Nhà xuất bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà xuất bản có được liên kết với cơ sở phát hành xuất bản phẩm hay không? Cần điều kiện gì để nhà xuất bản liên kết với cơ sở phát hành xuất bản phẩm?
Pháp luật
Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phải cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự để có thể thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chức danh tổng giám đốc nhà xuất bản có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam theo quy định hay không?
Pháp luật
Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân hay không? Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông thực hiện xuất bản các xuất bản phẩm chủ yếu nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm những thành phần nào? Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép như thế nào?
Pháp luật
Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản như thế nào? Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với hoạt động xuất bản? Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà Xuất bản Công Thương có chức năng gì? Thành phần Lãnh đạo Nhà Xuất bản Công Thương gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà xuất bản
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà xuất bản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: