Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
- Nhà xuất bản có bị giới hạn số lượng tác phẩm trong mỗi lần đăng ký xuất bản hay không?
- Nhà xuất bản đăng ký xuất bản tác phẩm có tranh chấp về quyền tác giả thì Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý như nào?
- Nhà xuất bản chỉ được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo khi có đủ các yếu tố nào?
Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Nhà xuất bản muốn đăng ký xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan được quy định tại Điều 22 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:
Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
1. Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
Theo quy định trên, trước khi xuất bản tác phẩm thì nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhà xuất bản muốn xuất bản tác phẩm thì phải đăng ký với cơ quan nào theo quy định của pháp luật?(Hình từ Internet)
Nhà xuất bản có bị giới hạn số lượng tác phẩm trong mỗi lần đăng ký xuất bản hay không?
Nhà xuất bản có bị giới hạn số lượng tác phẩm khi đăng ký xuất bản hay không phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
1. Việc đăng ký xuất bản của nhà xuất bản thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 22 Luật xuất bản, không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
...
Như vậy, nhà xuất bản không bị giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần trong mỗi lần đăng ký.
Nhà xuất bản đăng ký xuất bản tác phẩm có tranh chấp về quyền tác giả thì Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý như nào?
Nhà xuất bản đăng ký xuất bản tác phẩm có tranh chấp về quyền tác giả thì Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
...
7. Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung đăng ký xuất bản không phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
b) Tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
c) Tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trước đó đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký hoặc cấm lưu hành, tịch thu, tiêu hủy hoặc do nhà xuất bản thu hồi, tiêu hủy;
d) Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định;
đ) Nhà xuất bản không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
e) Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Như vậy, nhà xuất bản đăng ký xuất bản tác phẩm có tranh chấp về quyền tác giả thì Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản.
Nhà xuất bản chỉ được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo khi có đủ các yếu tố nào?
Nhà xuất bản chỉ được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo khi có đủ các yếu tố quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:
Liên kết trong hoạt động xuất bản
...
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
...
Như vậy, nhà xuất bản chỉ được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo khi có đủ các yếu tố sau:
- Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
- Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết.
- Đối tác liên kết phải có biên tập viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?