Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng được những điều kiện nào?
- Phương pháp đánh giá cố định hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được quy định ra sao?
Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
...
2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.
...
Như vậy, nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
(1) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm:
- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu;
- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu;
- Thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;
(2) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp sau đây:
- Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu theo quy định.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.
(3) Ngoài ra, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm:
- Lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán;
- Lập, thẩm tra thiết kế FEED;
- Thẩm định giá;
- Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu;
- Thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.
Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào? (Hình từ Internet)
Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 thì nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:
(1) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
(3) Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đối với đấu thầu hạn chế;
(4) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau;
Không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
Phương pháp đánh giá cố định hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Đấu thầu 2023 thì phương pháp đánh giá cố định hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được quy định như sau:
(1) Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu;
(2) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?