Nhà riêng của viên chức ngoại giao có được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không?
- Nhà riêng của viên chức ngoại giao có được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không?
- Viên chức ngoại giao có được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận không?
- Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử hình sự của các viên chức ngoại giao không?
Nhà riêng của viên chức ngoại giao có được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không?
Căn cứ theo khoản e Điều 1 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
"Viên chức ngoại giao" là người đứng đầu cơ quan đại diện hay một cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện;
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nhà riêng của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện.
2. Tài liệu, thư tín và, trừ những trường hợp nêu ở Đoạn 3 của Điều 31, tài sản của họ cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm.
Như vậy, viên chức ngoại giao là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay một cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao.
Theo đó thì nhà riêng của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Viên chức ngoại giao có được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Như vậy, viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận.
Ngoài ra họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
- Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
- Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
- Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử hình sự của các viên chức ngoại giao không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của những người được quyền miễn trừ theo Điều 37.
2. Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng.
3. Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 37 đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn từ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.
Theo đó, Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?