Nhà ở có nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng đến công trình lân cận có thuộc trường hợp phải phá dỡ nhà ở hay không?

Tôi có câu hỏi liên quan đến vấn đề phá dỡ nhà ở. Cạnh nhà tôi có 1 căn nhà 03 tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, nền nhà lún, tường thì nứt và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi đã nhiều lần nói chuyện và yêu cầu gia đình hàng xóm thực hiện việc phá dỡ ngôi nhà nhưng gia đình hàng xóm không chấp nhận và bảo là ngôi nhà này không thuộc trường hợp phải phá dỡ. Đến hôm qua, có một mảng bê tông lớn đã rơi xuống sân nhà làm gia đình tôi rất sợ. Tôi muốn hỏi, nhà hàng xóm của tôi có thuộc trường hợp phải phá dỡ hay không?

Nhà ở có nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng đến công trình lân cận có thuộc trường hợp phải phá dỡ nhà ở hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về các trường hợp phá dỡ nhà ở thì:

“1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.”

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 thì:

"Điều 92. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng."

Theo đó, nhà hàng xóm của anh/chị có nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng đến gia đình anh/chị thuộc trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định trên.

Phá dỡ nhà ở

Phá dỡ nhà ở

Ai có trách nhiệm phá dỡ nhà ở?

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở 2014 thì:

- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

- Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Nhà ở bị cưỡng chế phá dỡ trong trường hợp nào?

Tại Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp cưỡng chế phá dỡ nhà ở bao gồm:

+ Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

+ Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;

- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

Phá dỡ nhà ở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phá dỡ nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có bắt buộc phá dỡ nhà ở xây dựng trên đất không phải đất ở không?
Pháp luật
Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch thì có phải phá dỡ không? Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có phải thông báo và bố trí cho bên thuê chỗ ở khác không?
Pháp luật
Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có được Nhà nước bồi thường khi phá dỡ nhà ở mà mình đang sở hữu tại Việt Nam không?
Pháp luật
Chủ nhà có phải thông báo việc phá dỡ nhà ở cho người thuê khi thực hiện phá dỡ nhà theo quyết định của cơ quan nhà nước không?
Pháp luật
Phải thông báo cho bên thuê về việc phá dỡ nhà ở đang cho thuê trước bao nhiêu ngày? Được thực hiện việc phá dỡ nhà ở vào buổi tối không?
Pháp luật
Trường hợp nào phải phá dỡ nhà ở? Khi phá dỡ nhà ở phải lưu ý những yêu cầu gì theo Luật Nhà ở 2023?
Pháp luật
Không được phá dỡ nhà ở trong thời gian nào nếu nhà ở thuộc khu dân cư? Trường hợp khẩn cấp thì sao?
Pháp luật
Có được phép phá dỡ công trình là nhà ở để xây nhà mới không? Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở có nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng đến công trình lân cận có thuộc trường hợp phải phá dỡ nhà ở hay không?
Pháp luật
05 trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở năm 2023? Ai là người có trách nhiệm phá dỡ nhà ở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phá dỡ nhà ở
2,327 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phá dỡ nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phá dỡ nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào