Nhà ở có dùng làm nơi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được không? Khi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được những quyền lợi gì?
Nhà ở có dùng làm nơi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
+ Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm giao dịch hợp pháp;
+ Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ, nhãn phù hợp quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này; các thông tin về vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng, thời gian giao nhận.
- Trước khi sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, trường hợp anh/chị dùng nhà của mình làm nơi sản xuất giống cây trồng thì không đáp ứng được theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất.
Nhà ở có dùng làm nơi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được không?
Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
- Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.
- Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có trách nhiệm bàn giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến lô giống theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng giống.
Khi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được những quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 21 Nghị định này;
+ Thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng với sản phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp;
+ Ghi nhãn đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
+ Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương.
Trên đây là quyền lợi của người sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp anh/chị có thể tham khảo.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp?
Tại Điều 24 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
+ Được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp sử dụng;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
+ Tuân thủ quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp do tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp công bố hoặc hướng dẫn;
+ Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng lâm nghiệp gây ra phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và chính quyền địa phương biết, để xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?