Các cặp vợ chồng có được phép sinh nhiều hơn 02 đứa con theo Dự thảo Luật Dân số mới nhất hay không?
Quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng được đề cập như thế nào theo Dự thảo Luật Dân số?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật Dân số (Dự thảo 1) thì quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con được đề cập như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc sinh con.
- Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền:
+ Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt;
+ Được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
- Cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ:
+ Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số;
+ Thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.
Các cặp vợ chồng có được phép sinh nhiều hơn 02 đứa con theo Dự thảo Luật Dân số mới nhất hay không?
Quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng được đề cập như thế nào theo quy định hiện hành?
Theo Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 (được sửa đổi bởi Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008) thì quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được đề cập như sau:
- Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
- Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
- Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản
Trong đó có các trường hợp đặc biệt mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép sinh hơn hai con, cụ thể theo Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Như vậy, có đến 7 trường hợp ngoại lệ mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép sinh con từ 2 con trở lên.
So sánh sự khác biệt của Dự thảo so với quy định hiện hành
ĐIểm khác biệt chính yếu của Dự thảo so với quy định hiện hành là việc các cặp vợ chồng sẽ có toàn quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Như vậy việc sinh con sẽ không bị giới hạn ở mức 2 con như trước (trừ 7 trường hợp đặc biệt nêu trên). Việc này nhằm góp phần duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm đạt quy mô dân số ở mức hợp lý, bảo đảm cơ cấu dân số phù hợp.
Các biện pháp nhằm để điều chỉnh mức sinh được quy định tại khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật Dân số (Dự thảo 1) như sau:
- Xác định chỉ tiêu điều chỉnh mức sinh là chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các tỉnh, thành phố;
- Lồng ghép các nội dung về điều chỉnh mức sinh, kế hoạch hóa gia đình; hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trong xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát triển dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ đảm bảo công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, người đã kết hôn, người chưa kết hôn;
- Thực hiện chương trình giáo dục định hướng về hôn nhân và gia đình cho thanh niên;
- Đưa nội dung vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động được tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phù hợp với môi trường làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp;
- Miễn phí gói dịch vụ cơ bản về tầm soát vô sinh thông qua bảo hiểm y tế cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân của họ; người dân sinh sống tại nơi bị nhiễm chất độc hóa học (da cam/dioxin) theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động trong độ tuổi sinh đẻ tham gia các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản theo quy định của pháp luật về lao động.
Tải về Dự thảo Luật Dân số tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?