Nhà nước giao rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thì cộng đồng dân cư có những quyền và nghĩa vụ gì?
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
...
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Theo đó, tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
- Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
- Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Nhà nước giao rừng phòng hộ (Hình từ Internet)
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
...
Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:
- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
- Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư. Cụ thể Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
...
2. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
- Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
- Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?