Nhà nước có những chính sách nào đối với hoạt động giám định tư pháp? Việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp được quy định thế nào?
Nhà nước có những chính sách nào đối với hoạt động giám định tư pháp?
Theo Điều 5 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp
1. Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.
Theo quy định trên, Nhà nước có những chính sách đầu đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
Bên canh đó, Nhà nước còn có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.
Giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 39 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
3. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bộ, cơ quan ngang bộ khác thực hiện quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực do mình quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
Các Bộ và cơ quan ngang bộ khác thực hiện quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực do mình quản lý. Đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.
Trong tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thì Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 40 Luật Giám định tư pháp 2012, khoản 2 Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển chung về giám định tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển theo từng lĩnh vực giám định tư pháp.
2. Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp cần thiết, đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp.
4. Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
5. Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi toàn quốc.
6. Chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
7. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
Như vậy, trong tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thì Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 40 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?