Nhà nước có hỗ trợ kinh phí trong hoạt động thủy lợi nhỏ cho cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước không?
- Nhà nước có hỗ trợ kinh phí trong hoạt động thủy lợi nhỏ cho cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước không?
- Ngân sách mà Nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho cá nhân xây dựng công trình tích trữ nước trong hoạt động thủy lợi nhỏ như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thủy lợi nhỏ tại địa phương như thế nào?
Nhà nước có hỗ trợ kinh phí trong hoạt động thủy lợi nhỏ cho cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước không?
Nhà nước có hỗ trợ kinh phí trong hoạt động thủy lợi nhỏ cho cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước
1. Nội dung chính sách hỗ trợ:
a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được miễn tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất xây dựng công trình;
b) Tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công.
2. Điều kiện hỗ trợ:
a) Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;
b) Đối với chính sách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, công trình tích trữ nước đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 03 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.
Như vậy cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước sẽ được miễn tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất xây dựng công trình.
Ngân sách mà Nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho cá nhân xây dựng công trình tích trữ nước trong hoạt động thủy lợi nhỏ như thế nào?
Ngân sách mà Nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho cá nhân xây dựng công trình tích trữ nước trong hoạt động thủy lợi nhỏ như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ chế hỗ trợ
1. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư như sau:
a) Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;
b) Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.
2. Trường hợp cùng thời gian, nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Như vậy ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ đầu tư cho cá nhân xây dựng công trình tích trữ nước trong hoạt động thủy lợi nhỏ như sau:
+ Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;
+ Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thủy lợi nhỏ tại địa phương như thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thủy lợi nhỏ tại địa phương như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của địa phương
1. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
a) Ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách theo khả năng cân đối của ngân sách và bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các chính sách theo quy định của Nghị định này;
b) Ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
b) Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, xây dựng trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù từng vùng, miền trong tỉnh;
d) Đối với các dự án thực hiện theo hình thức ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quản lý, thanh quyết toán phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
đ) Kiểm tra, giám sát đầu tư, khai thác công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách;
e) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Theo đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm trong hoạt động thủy lợi nhỏ tại địa phương như sau:
+ Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
+ Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, xây dựng trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này;
+ Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù từng vùng, miền trong tỉnh;
+ Đối với các dự án thực hiện theo hình thức ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quản lý, thanh quyết toán phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
+ Kiểm tra, giám sát đầu tư, khai thác công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách;
+ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?