Nhà nước cho thuê rừng sản xuất đối với tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?

Tôi muốn hỏi Nhà nước cho thuê rừng sản xuất đối với tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào? Rừng sản xuất muốn phát triển phải đảm bảo những yêu cầu gì? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Lan ở Long An.

Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;
c) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư;
d) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
...

Theo đó, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau:

- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể:

Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

- Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;

- Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư;

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017.

Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

Nhà nước cho thuê rừng sản xuất (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
...
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.

Như vậy, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ như sau:

- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 cụ thể:

Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.

Rừng sản xuất muốn phát triển phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Tại Điều 48 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Phát triển rừng sản xuất
1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.

Theo đó, rừng sản xuất muốn phát triển phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.

- Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.

- Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.

Rừng sản xuất Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng sản xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được Nhà nước giao rừng sản xuất
Pháp luật
Đối tượng, điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế có quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư không?
Pháp luật
Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Nhà nước sẽ giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình cư trú trên địa bàn có diện tích rừng đúng không?
Pháp luật
Chứng chỉ rừng quốc tế là gì? Rừng sản xuất chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức nào?
Pháp luật
Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng gồm những quyền gì? Cá nhân có được để lại Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho người thừa kế không?
Pháp luật
Cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền được khai thác lâm sản theo quy định không?
Pháp luật
Người lập trại trong rừng sản xuất mà không được phép của chủ rừng thì có thể bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cá nhân có được là chủ sở hữu rừng sản xuất hay không? Cá nhân có được trao lại quyền sử dụng rừng sản xuất cho người thừa kế không?
Pháp luật
Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng sản xuất
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,170 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng sản xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng sản xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào