Nhà nước bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia sẽ ưu tiên cho các khu vực nào trước?
Nhà nước bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia sẽ ưu tiên cho các khu vực nào trước?
Tại Điều 7 Luật An ninh Quốc gia 2004 quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia như sau:
Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
Nhà nước bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống, ưu tiên các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia; có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo đó thì Nhà nước bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia sẽ ưu tiên cho các khu vực là các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia.
Với các nội dung bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh được quy định tại Điều 4 Nghị định 127/2006/NĐ-CP như sau:
Nội dung bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: đầu tư tài chính, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Huy động thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ; bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Dự trữ quốc gia bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia.
Nhà nước bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia sẽ ưu tiên cho các khu vực nào trước? (Hình từ Internet)
Huy động lực lượng phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia theo hình thức nào?
Theo Điều 5 Nghi định 127/2006/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
Hình thức và phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo hình thức trưng thu, trưng mua và trọng dụng.
2. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo phương thức:
a) Bắt buộc khi có các tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự;
b) Hợp đồng thoả thuận giữa cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự với các tổ chức, cá nhân;
c) Tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các phương thức huy động nguồn lực bảo vệ an ninh, trật tự.
Theo đó thì việc huy động lực lượng hục vụ hoạt động bảo vệ an ninh sẽ được huy động từ các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo hình thức trưng thu, trưng mua và trọng dụng.
Các tổ chức, cá nhân có nguồn lực được huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh được nhận các quyền lợi gì?
Tại Điều 6 Nghị định 127/2006/NĐ-CP quy định các tổ chức, cá nhân có nguồn lực được huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh được nhận các quyền lợi như sau:
- Trường hợp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân được huy động theo phương thức bắt buộc nhưng không phải trưng mua thì cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự phải hoàn trả ngay cho cá nhân, tổ chức có nguồn lực được huy động khi tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự không còn. Nếu xảy ra thiệt hại thì cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tựu khoa học, công nghệ được huy động phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan quy định cụ thể chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp đối với từng phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?