Nhà mạng điện thoại có được quyền kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng hay không?
Nhà mạng điện thoại có được quyền kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng hay không?
Theo tiểu mục 3 Mục IX Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2022 quy định như sau:
Về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)
...
3. Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu cần thiết và tiêu chuẩn, định mức kèm theo phải đầu tư theo yêu cầu của Đề án 06 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương đề xuất đầu tư, dự toán kinh phí thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn bố trí kinh phí đầu tư, thường xuyên bảo đảm việc triển khai thực hiện đáp ứng lộ trình của Đề án 06.
Việc ban hành văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông phải hoàn thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu nghiệp vụ của Bộ Công an. Sớm có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa (Smart CA) để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Chỉ đạo các nhà mạng kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác, báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2022, trong đó chỉ đạo các nhà mạng kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác, báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ.
Nhà mạng điện thoại có được quyền kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng hay không? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào của công dân được cập nhật trong trong Cơ sở dữ liệu về dân cư?
Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020) như sau:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Tổ chức và cá nhân không thuộc các trường hợp trên có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?