Nhà khoa học người nước ngoài muốn được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhà khoa học người nước ngoài muốn phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhà khoa học người nước ngoài muốn nộp hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì trong hồ sơ phải có những gì?
- Trình tự phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho nhà khoa học nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Nhà khoa học người nước ngoài muốn phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Thông tư 26/2008/TT-BGDĐT, có quy định về điều kiện được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự như sau:
Điều kiện được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
a) Đối với các nhà giáo, nhà khoa học: là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo tiến sĩ) của Việt Nam công nhận và đồng ý phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự;
b) Đối với các nhà hoạt động chính trị, xã hội: có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, được Đại sứ quán nước đó gửi công hàm đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự và được một cơ sở đào tạo tiến sĩ chấp thuận.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà khoa học người nước ngoài muốn được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì phải đáp ứng điều kiện sau: nhà khoa học là người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam công nhận và đồng ý phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Nhà khoa học người nước ngoài (Hình từ Internet)
Nhà khoa học người nước ngoài muốn nộp hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì trong hồ sơ phải có những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 26/2008/TT-BGDĐT, có quy định về hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự như sau:
Hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự
Đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở đào tạo tiến sĩ lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở đào tạo tiến sĩ đề nghị và giới thiệu thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam đối với người được đề nghị;
b) Lý lịch khoa học của người được đề nghị có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại;
c) Công hàm của Đại sứ quán tại Việt Nam của nước có người được đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự (nếu người đó là nhà hoạt động chính trị, xã hội người nước ngoài);
d) Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cho ý kiến về người được đề nghị để đảm bảo người được đề nghị hiện không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước họ và các tập quán quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà khoa học người nước ngoài muốn nộp hồ sơ xét phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì trong hồ sơ gồm:
- Văn bản của đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở đào tạo tiến sĩ đề nghị và giới thiệu thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam đối với người được đề nghị;
- Lý lịch khoa học của người được đề nghị có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại;
- Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cho ý kiến về người được đề nghị để đảm bảo người được đề nghị hiện không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước họ và các tập quán quốc tế.
Trình tự phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho nhà khoa học nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 26/2008/TT-BGDĐT, có quy định về trình tự và thủ tục phong tặng như sau:
Trình tự và thủ tục phong tặng
a) Sau khi nhận đủ các hồ sơ quy định tại khoản 1 mục II thông tư này, trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ sở đào tạo tiến sĩ tổ chức họp Hội đồng khoa học xem xét về tính xác thực của thành tích công lao đóng góp cho nền giáo dục, khoa học của Việt Nam của người được đề nghị; thông qua biên bản và quyết nghị của Hội đồng khoa học về việc đồng ý đề nghị hoặc không đồng ý đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị;
b) Căn cứ quyết nghị của Hội đồng khoa học, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi Hội đồng khoa học họp, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ ra quyết định phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự, tổ chức lễ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho nhà khoa học nước ngoài được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận đủ các hồ sơ quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này, trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ sở đào tạo tiến sĩ tổ chức họp Hội đồng khoa học xem xét về tính xác thực của thành tích công lao đóng góp cho nền giáo dục, khoa học của Việt Nam của người được đề nghị; thông qua biên bản và quyết nghị của Hội đồng khoa học về việc đồng ý đề nghị hoặc không đồng ý đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị;
- Căn cứ quyết nghị của Hội đồng khoa học, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi Hội đồng khoa học họp, thủ trưởng cơ sở đào tạo tiến sĩ ra quyết định phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự, tổ chức lễ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?