Nhà giáo Việt Nam làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở đâu? Chính sách đối với nhà giáo như thế nào?
Nhà giáo Việt Nam làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở đâu?
Nhà giáo Việt Nam làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở đâu thì căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Như vậy, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác (trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ).
Lưu ý:
(1) Theo quy định tại Điều 26 Luật Giáo dục 2019, cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
(2) Theo quy định tại Điều 33 Luật Giáo dục 2019, cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
- Trường tiểu học;
- Trường trung học cơ sở;
- Trường trung học phổ thông;
- Trường phổ thông có nhiều cấp học.
(3) Theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục 2019, cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:
- Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm học tập cộng đồng;
- Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.
(4) Theo quy định tại Điều 65 Luật Giáo dục 2019, cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
- Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
(5) Theo quy định tại Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Trường trung cấp;
- Trường cao đẳng.
(6) Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhà giáo Việt Nam làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở đâu? Chính sách đối với nhà giáo như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với nhà giáo là gì?
Tại Điều 77 Luật Giáo dục 2019 có quy định chính sách đối với nhà giáo, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
(2) Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
(3) Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngày Nhà giáo Việt Nam ngày mấy?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Như vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày 20 tháng 11 hằng năm.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 cần được tiến hành như thế nào?
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 cần được tiến hành như thế nào thì căn cứ Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 như sau:
Điều 3.- Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Theo đó, việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?