Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự thầu hay không?
Nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu vào thời điểm nào?
Thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu được quy định tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
...
5. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
...
Theo đó, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn thì nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
Nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự thầu hay không?
Việc hoàn trả bảo đảm dự thầu được quy định tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 của Luật này;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 của Luật này;
...
Theo quy định trên thì sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
Như vậy, trường hợp nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm dự thầu thì khoản tiền đó được xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
10. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 9 Điều này, khoản 6 Điều 68 và khoản 4 Điều 75 của Luật này thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả được thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn đấu thầu do chủ đầu tư lựa chọn thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư quản lý, sử dụng khoản thu này theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Như vậy, trong trường hợp nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm dự thầu thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu không được hoàn trả được thực hiện như sau:
- Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn đấu thầu do chủ đầu tư lựa chọn thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư quản lý, sử dụng khoản thu này theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?